Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Featured Posts

  • BỎ MẬN GIỮ ĐÀO

    Kế sách " Bỏ mận giữ đào" là kế sách thứ năm trong nhóm kế sách " Bảo toàn kinh doanh " KẾ 05: BỎ MẬN GIỮ ĐÀO

  • VE SẦU THOÁT XÁC

    Kế sách " Ve sầu thoát xác" là kế sách thứ sáu trong nhóm kế sách " Bảo toàn kinh doanh ". KẾ 06:VE SẦU THOÁT XÁC 1. ...

  • KẾ 01: VỊT PHẢI BIẾT BƠI

    Bất cứ ai muốn khởi lập một công cuộc kinh doanh hay muốn mở rộng phạm vi kinh doanh đều phải giải bài toán này" 1. Xuất xứ câ...

Friday, July 26, 2013

Lấy nhàn thắng mệt

Lấy nhàn thắng mệt

11:37 PM |
Kế sách "Lấy nhàn thắng mệt" là kế sách thứ sáu trong nhóm kế sách "Tư tưởng kinh doanh"


KẾ 06: LẤY NHÀN THẮNG MỆT
1.Câu chuyện xuất xứ:
 Tại một vùng đất nọ, muôn loài sinh sống quây quần hoà hiếu với nhau. Riêng chỉ có Voi là cậy mình to xác, tác oai tác quái khiến mọi loài phải khiếp sợ.
Chỉ riêng có đám nhà kiến, nhỏ bé lại siêng năng làm lụng và biết lượng sức mình nên luôn tránh né mọi loài khác. Vậy mà Voi kia vẫn không buông tha.

Một lần, Voi ta đương khệnh khạng dạo bước, dương dương tự đắc khi thấy mọi loài đều khép nép nhường đường, thì bỗng thấy một đàn kiến đang chăm chỉ giăng hàng ngang đường chuyển vận những hạt vừng bé tí tẹo để dự trữ lương ăn cho mùa đông sắp đến. Voi ta tức giận vì thấy có kẻ không vội nhường đường cho mình, bèn lấy chân chà mạnh xuống đám kiến. Lũ kiến bỏ chạy rồi chui xuống các ngách hầm đào sâu vào lòng đất. Phía trên, đất vẫn rung chuyển vì cơn giận dữ của Voi. Đám kiến trấn tĩnh lại bàn cách đối phó bằng cách van xin Voi để chúng yên. Nhưng voi càng được thể ra oai quyết phá tan tổ kiến.

 Thấy vậy, có một chú kiến lửa thông minh quyết ra tay cứu đồng loại. Nó bèn lẳng lặng ra khỏi hang và khẽ khàng leo lên chân rồi cuối cùng lọt vào trong tai Voi. Chú Kiến lửa chọn chỗ da mỏng nhất và nơi sâu nhất trong tai Voi rồi dùng hàm răng sắc nhọn như một gọng kìm cắn mạnh. Lúc đầu thấy nhói ở tai, Voi lắc lắc lắc cái đầu nghe ngóng. Nhưng Kiến lửa cứ ung dung trong tai voi thi thoảng lại cắn một nhát khiến voi ta khó chịu quay cuồng tìm cách đối phó hết nghiêng bên này lại sang bên khác. Chẳng mấy chốc cái tấm thân nặng nề làm cho Voi thấm mệt. Đến khi đó, Kiến lửa mới cắn mạnh hơn và liên tục hơn khiến Voi ta đau đớn lồng lên rồi hết đập đầu vào bên này rồi lại bên kia mà không làm gì được chú kiến bé nhỏ đang tung hoành trong tai và cắn vào chỗ da mỏng nhất trên cơ thể của mình. Cuộc đấu càng kéo dài,Voi càng mệt rũ, lúc đó Kiến ta mới thủ thỉ dạy cho Voi một bài học nhớ đời là chớ cậy to xác mà coi thường hống hách với kẻ khác và đừng nghĩ kiến ta đây nhỏ xác mà dễ bắt nạt...

 Chẳng có cách nào khác, đến lượt Voi ta phải nài nì chú kiến nhỏ tha thứ cho mình và hứa sẽ không bao giờ dám coi thường và đụng đến loài kiến nữa.

2. Cốt lõi kế sách:
Ta có thể không đông, không mạnh bằng đối phương, nhưng nếu ta dùng kế sách để tạo ra sức nhàn cho mình, đối phó với quân đối phương mệt mỏi kiệt sức và bị động thì ắt thắng - Lấy sức nhàn chống kẻ mệt mỏi.

3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh
Trong kinh doanh, người làm ăn hay doanh nghiệp, đứng trước đối thủ mạnh về tiềm lực, phải biết tận dụng lợi thế sẵn có (vị trí địa lý thuận lợi, bộ máy nhỏ, chi phí ít, yếu tố địa phương,...) để tạo ra sức nhàn cho mình, hạn chế thế mạnh của các đối thủ cạnh tranh để vượt lên trong thương trường.
MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH
1. Bộ máy nhỏ có lợi thế lớn
Emiz là một trong những hãng bán lẻ lớn nhất ở Na Uy. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà một chi nhánh của nó tại thành phố Hamo hoạt động kinh doanh không được tốt.

Ban lãnh đạo của Emiz liền cử giám đốc bán hàng đến chi nhánh này để kiểm tra. Qua tìm hiểu, họ biết rằng chi nhánh của họ đang bị cạnh tranh bởi một hãng bán lẻ khá lớn tên là Tasco mới được xây dựng. Tasco có ưu thế hơn hẳn về năng lực tài chính, nguồn hàng hệ thống phân phối cũng như có một lượng khách hàng quen ổn định .

Ông giám đốc bán hàng suy nghĩ rất lâu để tìm ra cách tăng cường hiệu quả kinh doanh của chi nhánh này. Ông đã tinh ý quan sát và nhận ra rằng phần lớn dân cư trong vùng là những công nhân hay làm ca kíp. Như vậy sẽ không thuận tiện cho rất nhiều công dân địa phương thường xuyên phải đi sớm về muộn nếu họ có nhu cầu mua hàng. Emiz đã ra một quyết định khá táo bạo cho chi nhánh của mình: điều chỉnh thời gian kinh doanh của chi nhánh từ 3 giờ chiều đến 2 giờ đêm và từ 6 giờ sáng đến 10 giờ sáng. Chính thời gian kinh doanh khác thường của Emiz đã thỏa mãn được những khách hàng đi sớm về khuya. Cùng với việc đó, chi nhánh còn liên kết với các công ty cung cấp đồ ăn nhanh trong vùng cho khách mua sắm hàng hóa, đem lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng của mình. Từ đó doanh thu của chi nhánh tăng vọt, khách hàng đến ngày càng đông hơn.

 Khi đối thủ Tasco nhận thức ra được điều này và thực hiện theo thì họ lại gặp một khó khăn lớn. Do bộ máy quá lớn, họ không thể nhanh chóng tạo ra sự xáo trộn về thời gian hoạt động được. Họ cũng muốn liên kết với các nhà cung cấp đồ ăn nhanh trong vùng nhưng thủ tục hợp tác của họ qua nhiều cấp nên rất phức tạp và mất thời gian. Cho đến khi giờ mở cửa của Tasco thay đổi và mối làm ăn với các cửa hàng đồ ăn nhanh trong vùng được thiết lập thì khách hàng đã quen thuộc với việc mua hàng tại chi nhánh Emiz rồi.

*Cách thức áp dụng kế sách:

Trang ngoài MFONews
*Emiz
Nhờ phát huy lợi thế của bộ máy nhỏ gọn mà Emiz đã đánh bại đối thủ Tasco đang tồn tại đầy những điểm mệt như: bộ máy lớn, cồng kềnh nên không thể thay đổi thời gian hoạt động ngay tức thời. Ngoài ra, các quyết sách phải qua quá nhiều cấp lãnh đạo mới được phê duyệt nên mất rất nhiều thời gian, khi phê duyệt xong quyết sách ấy thì khách hàng đã quen với Emiz mất rồi.

Bộ máy càng nhỏ gọn sẽ càng linh hoạt trong kinh doanh. Chính vì thế mà Emiz mới có thể thực hiện được phương châm kinh doanh nổi tiếng của mình: “người không có thì ta có, người đã có thì ta chuyển hướng, người thiếu thì ta bù”.

2. Lựa chọn căn cứ địa của công ty
Công ty xe đạp Đại Đạt là một xí nghiệp rất nhỏ đặt tại Hồ Bắc. Cuối những năm 1980, do không cạnh tranh được với các công ty lớn trên thị trường này nên xí nghiệp gần như tê liệt, lỗ vốn trầm trọng.

Năm 1989, xí nghiệp may mắn nhận được đơn đặt hàng từ Thâm Quyến. Thật bất ngờ là sản phẩm xe đạp của Đại Đại lại được thị trường ở Thâm Quyến đón nhận. Đơn hàng từ địa phương này ngày càng tăng. Chính lúc đó, một vài công ty xe đạp lớn cũng bắt đầu tiến vào thị trường này.

Công ty Đại Đại ngay lập tức phải nghĩ cách để duy trì được thị trường mình vừa có được. Họ nhận thấy rằng, nếu mang xe đạp từ Hồ Bắc sang Thẩm Quyến thì giá sàn tăng do nhiều chi phí phát sinh, thời gian giao hàng kéo dài. Chính vì vậy, giám đốc công ty đã mạnh dạn chuyển toàn bộ xưởng sản xuất đến Thâm Quyến.

Thế là chỉ trong năm 1991, xí nghiệp đã làm ăn phát đạt hẳn lên nhờ tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, nguyên liệu sẵn có. Sản phẩm đưa ra thị trường vừa đảm bảo chất lượng vừa có giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh nên được tiêu thụ với số lượng lớn, hơn thế đã xuất khẩu được và đạt giá trị 4,78 triệu đô la. Từ một xí nghiệp nhỏ, bị các đối thủ chèn ép tới mức thua lỗ, Đại Đạt đã trở thành một công ty chuyên sản xuất xe đạp có uy tín hàng đầu ở Trung Quốc.

*Cách thức áp dụng kế sách:
Quyết định thay đổi địa điểm sản xuất là một thành công của công ty Đại Đạt trong việc áp dụng kế sách Lấy nhàn thắng mệt. Công ty này đã chủ động tạo ra cho mình sức nhàn từ các nguồn lực tại chỗ như giá nhân công rẻ tại địa phương, thị trường tiêu thụ tại chỗ, nguyên liệu sẵn có.

 Trong thị trường cạnh tranh, không phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn sức nhàn, vấn đề là doanh nghiệp phải chủ động thay đổi để tạo ra sức nhàn đó.

3. “Lấy nhàn thắng mệt” trong đàm phán
Vào năm 1980, giám đốc bán hàng của một công ty điện tử của Mỹ được cử sang Nhật để ký kết một hợp đồng nhập khẩu linh kiện điện tử.

Qua tìm hiểu, phía Nhật biết được rằng đây là lần đầu tiên ông người Mỹ này đến Nhật và thậm chí còn biết cả thời điểm mà vị khách phải hoàn thành chuyến công tác để trở về nước. Chính vì vậy, Phía Nhật cho người ra tận sân bay đón tiếp vị giám đốc nọ, bố trí cho ông ta phương tiện đi lại sang trọng nhất, ăn ở tại một khách sạn tiện nghi nhất. Phía Nhật đã khéo léo bố trí lịch dày khít cho vị khách bằng cách cho xen kẽ lịch đàm phán với các chuyến thăm thú danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước mình.

Mấy ngày sau, cuộc đàm phán mới được bắt đầu và những điều thỏa thuận được đều chưa phải là thực sự quan trọng. Nhưng đến khi bắt đầu đàm phán đến những khoản mục quan trọng thì ông giám đốc phía Nhật lại có việc gia đình phải vắng mặt. Ông ta ủy nhiệm một người khác trong ban giám đốc thay mình. Thế là việc đàm phán lại bắt đầu lại từ đầu. Giám đốc bán hàng Mỹ bày tỏ sự bất bình về vấn đề này vì thời gian của chuyến công tác sắp hết mà bản hợp đồng vẫn chưa ngã ngũ. Phía Nhật cũng tỏ ra hết sức xin lỗi về sự vắng mặt bất khả kháng đó. Sang đến những ngày cuối cùng, hạng mục quan trọng nhất trong hợp đồng mới được đưa ra đàm phán. Đó cũng là lúc mà phía Nhật thông báo vị giám đốc của mình sắp trở về. Thế nhưng chờ mãi mà ông ta không có mặt cho đến tận lúc vị khách người Mỹ đã tới giờ lên máy bay. Giám đốc bên Nhật bèn đề nghị sẽ tiếp tục thảo luận vấn đề còn lại trên xe đi ra sân bay. Ông người Mỹ cảm thấy hết sức tức giận nhưng nghĩ rằng nếu không ký kết được hợp đồng này thì chuyến đi coi như vô nghĩa, không đạt được một lợi ích gì cả. Thế là cuối cùng việc đàm phán kết thúc trên đường ra sân bay khi vị giám đốc người Mỹ bị đẩy vào thế phải ký cho được hợp đồng mặc dù có một số điều khoản lợi thế hơn cho bên Nhật.

*Cách thức áp dụng kế sách:
Như vậy, kế sách lấy nhàn thắng mệt không chỉ được áp dụng một cách đa dạng trong kinh doanh mà nó còn tỏ ra rất hữu hiệu trong các cuộc đàm phán. Người Nhật đã khéo léo làm đối thủ “mệt mỏi” khi phải đàm phán nhiều lần với cùng một vấn đề, thời gian để quyết định các vấn đề quan trọng bị dồn đến phút cuối cùng trong khi người Nhật nhàn nhã chờ đợi để đạt được những ưu thế của mình.

4. Mưu kế nhỏ làm đối phương mệt mỏi
Vào tháng 9 năm 1979, Cater – giám đốc điều hành của một công ty tại Irarel được giao nhiệm vụ đàm phán với một công ty của Ai Cập về một hợp đồng buôn bán dầu mỏ.

Bởi vì hợp đồng dầu mỏ này rất quan trọng và đối tác Ai Cập kia hết sức cứng rắn trong đàm phán nên để đảm bảo quyền lợi cho mình, Cater đã nghĩ ra một kế .Ông cho đặt địa điểm đàm phán ở một nơi vắng vẻ, không có những đường phố náo nhiệt, rạp chiếu phim, quán bar, hộp đêm. Những người bình thường ít khi đến đó nghỉ ngơi nên khung cảnh càng vắng vẻ. Buổi tối cũng chẳng có thêm địa chỉ vui chơi nào khác ngoài mấy bộ phim tẻ nhạt. Mấy người trong đoàn đàm phán không biết làm gì để tiêu khiển, mấy bộ phim xem mãi đến thuộc lòng.

Vào mỗi buổi sáng, cứ đến đúng 8 giờ, Cater gõ cửa và nói “ xin chào, chúng ta lại tiếp tục thảo luận về vấn đề hợp đồng một lần nữa”. Thế nhưng bên Isarel luôn đưa ra những điều khoản quá thiệt cho đối tác nên bao giờ cuộc đàm phán cũng đi vào bế tắc phải dừng lại. Ngày hôm sau những buổi thảo luận cũng rơi vào tình trạng như vậy. Đoàn khách lúc đầu đều nghĩ tình trạng này sẽ kéo dài không lâu nên vẫn còn kiên quyết không chịu chấp nhận một số điều khoản trong hợp đồng. Một tuần trôi qua, sắp tới ngày kết thúc chuyến công tác mà tình hình vẫn chưa có tiến triển gì cả. Đoàn Ai Cập vừa cảm thấy nhàn chán, mệt mỏi lại vừa lo lắng không hoàn thành được nhiệm vụ để trở về nước. Cuối cùng họ phải yêu cầu phía Isarel kết thúc sớm việc này. Cater nói rằng cần xin ý kiến của cấp trên rồi đồng ý lùi một bước mang tính ước lệ, coi đó là thành ý của mình. Phía Ai Cập đành phải ký vào bản hợp đồng có chút quyền lợi nghiêng về phái Isarel.

*Cách thức áp dụng kế sách:
Cater đã tự tạo ra thế nhàn của mình khi khiến đối phương mệt mỏi về tâm lý. Sự mệt mỏi này là do đàm phàn luôn kéo dài và đi vào bế tắc. Hơn nữa, khu vực sinh sống tẻ nhạt vừa lạ lẫm vừa không có thú vui nào làm cho tâm lý của họ càng bị mệt mỏi. Ngoài ra họ còn bị một áp lực lớn về việc không hoàn thành công việc trong khi thời hạn kết thúc chuyến công tác ngày càng gần kề.

Như vậy, với trường hợp của Cater, dù bản thân không hề có bất cứ một lợi thế sẵn có nào nhưng vẫn giành được thắng lợi trong cuộc đàm phán với đối tác Ai Cập. Cách làm này phản ánh một phương pháp vận dụng khác của kế sách “lấy nhàn thắng mệt”, linh hoạt và sáng tạo hơn, đó là: nếu bản thân không có thế nhàn để tận dụng thì phải biết đưa đối thủ vào thế mệt mỏi để giành được lợi thế

5. Công nghệ Việt Nam thắng trên sân nhà, hạt điều Việt Nam chiếm lĩnh thế giới
Từ trước 1990 Việt Nam chưa chế biến được hạt điều, hạt điều của nông dân làm ra hầu hết đều được xuất khẩu thô sang Ấn Độ với số lượng rất ít ỏi. Chính vì vậy, lợi nhuận do xuất khẩu hạt điều đem lại không cao và giá cả thường xuyên bị các nước thu mua lớn như Ấn Độ, Brazil, Indonesia ..khống chế. Hơn nữa, Việt Nam lại thường xuyên phải cạnh tranh với các nước cung cấp hạt điều thô của Châu Phi. Nhận thấy rằng với những ưu thế sẵn có về mặt nguyên liệu và nhân công, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một nước xuất khẩu nhân hạt điều đã qua chế biến lớn trên thế giới. Hơn nữa vấn đề về thiết bị sản xuất bóc tách hạt điều không đòi hỏi trình độ quá cao, ngành cơ khí trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được.

Sau gần 4 năm nghiên cứu, vào năm 1988 nhóm kỹ sư thuộc Công ty Nông sản xuất khẩu thành phố Hồ Chí Minh đã cho ra đời một dây chuyền chế biến hạt điều hoàn toàn của Việt Nam với giá thành rẻ, tiền chuyển giao công nghệ rất thấp, dễ sửa chữa và nâng cấp khi hỏng hóc.. Tại thời điểm đó, trang bị dây chuyền công nghệ cho một nhà máy có công suất 2.000 tấn năm, nếu dùng thiết bị của Ý phải đầu tư 2,5 triệu USD, còn trang bị dây chuyền của Việt Nam chỉ mất 10.000 USD nhưng chất lượng sản phẩm thì cao hơn, giá thành sản phẩm rẻ hơn, giải quyết được nhiều công ăn việc làm hơn. Thế là, công nghệ này nhanh chóng được áp dụng vào hầu hết 80 nhà máy chế biến hạt điều của Việt Nam.

Nhờ thế, năm 2002 Việt Nam đã vươn lên và đứng vững chắc ở hàng thứ hai thế giới. Hiện nay, Ấn Độ đứng đầu thế giới về sản lượng điều thô, với 290.000 tấn, thì VN đứng thứ 2, với 200.000 tấn. Trong khi Brazil - quốc gia sản xuất và xuất khẩu điều truyền thống của châu Mỹ trước đây ở thứ vị trí thứ 2 đã tụt xuống ngôi vị thứ 3, với 195.000 tấn

*Cách thức áp dụng kế sách:
Như vậy, hạt điều Việt Nam vừa có giá thành rẻ, vừa có chất lượng tốt nên chiếm lĩnh được thị trường thế giới. Có được những ưu điểm này là do ngành sản xuất hạt điều đã biết tận dụng những thế nhàn sau đây:

+ Nguyên liệu trong nước dồi dào với chất lượng thương phẩm cao do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây điều.

+ Dây chuyền công nghệ bóc tách hạt điều có giá thành lại rẻ do được chế tạo trong nước.

+ Một số công đoạn thủ công trong chế biến điều đã tận dụng được lực lượng lao động nông nhàn đã qua đào tạo nên giá thành rẻ mà vẫn đảm bảo

Bè bờ tát cá

Bè bờ tát cá

11:35 PM |
Kế sách " Bè bờ tát cá " là kế sách thứ bảy trong nhóm kế sách " Tư tưởng kinh doanh"


KẾ 07: BE BỜ TÁT CÁ

1. Câu chuyện xuất xứ
Ở một làng quê nọ cũng như ở bao làng quê khác ở nông thôn Việt Nam, những người nông dân chung sống với nhau hòa thuận. Họ chăm chỉ cày cấy, trồng trọt, đời sống sung túc. Năm ấy, lại đến kỳ tát cá ao làng. Từ sáng sớm, mọi người đã cầm nơm, đó xúm đông xúm đỏ quanh ao để đợi tát cá và hôi cá. Già làng đứng giữa đám đông cất lời:

- Năm nào tát cá người làng ta cũng xảy ra xích mích. Trước nhất là vì khi tát, cá nhảy sang các ao xung quanh khiến một số nhà được lợi. Thứ nhì là nhân lúc tát cá nhiều người nhảy vào hôi cá gây ra sự tranh giành hỗn loạn. Năm nay, bà con hãy cùng nhau be cao bờ ao rồi tát cạn nước, bắt sạch cá và chia đều cho tất cả mọi người, như thế sẽ công bằng hơn.

Nghe già làng nói có lý, mọi người cùng hò nhau lấy bùn đắp thật cao, thật chặt quanh bờ ao làng rồi tát cạn nước trong ao, thu sạch được mẻ cá lớn. Già làng đứng ra chia đều cá cho mọi người, ai nấy đều vui vẻ. Và cứ thế cho đến sau này, cả làng lại dùng cách “be bờ tát cá” mỗi khi đến kỳ tát cá ao làng. Cuộc sống ngày càng đầm ấm, hoà thuận và sung túc hơn.

2. Cốt lõi câu chuyện :
Từ câu chuyện trên, có thể thấy rằng nhờ be bờ mà dân làng đã thu hoạch được hết cá. Trong cuộc sống, nếu biết suy xét thấu đáo, lường trước tính sau và giải quyết dứt điểm, triệt để vấn đề thì kết quả sẽ vẹn toàn.

3. Áp dụng trong kinh doanh:
Trước mọi tình huống kinh doanh, người làm ăn có tầm nhìn xa trông rộng phải biết đưa ra các giải pháp toàn diện, suy trước tính sau, lường trước mọi tình huống thì mọi việc sẽ thành công. Người ta còn gọi kế sách này là “Chu toàn kế”
MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH
1. Phương pháp kinh doanh hình tam giác
Ở Nhật Bản có một người kinh doanh hàng dược phẩm, ông ta có mở hai cửa hàng nhưng việc buôn bán không được thuận lợi lắm.

Một lần đi dạo, ông tình cờ nhìn thấy bọn trẻ chơi trò đánh trận giả ở giữa một bãi đất lớn. Cậu bé đóng vai chỉ huy của đội áo xanh lọt vào vòng phục kích và lập tức 2 cậu lính áo đỏ từ 2 phía xông ra bắt. Cậu chỉ huy kia vừa mập vừa khỏe, chạy vòng vo một hồi khiến cho 2 cậu lính nhỏ con không thể nào bắt được. Đúng lúc đó, phía đội đỏ cử thêm một cậu bé nữa ra hỗ trợ, 3 chàng khép kín từ 3 phía và nhanh chóng bắt gọn được cậu mập kia.

Nhìn thấy cảnh đó, ông chủ cửa hàng dược chợt nảy ra ý nghĩ tại sao lại không tạo ra hệ thống cửa hàng theo hình tam giác nhỉ? Như thế sẽ tạo ra sự liên kết giữa các cửa hàng với nhau và việc chiếm lĩnh được khách hàng trong hình tam giác đó sẽ hiệu quả hơn nhiều. Thế là ông ta liền di chuyển bớt một cửa hàng ra xa hơn và mở thêm một cửa hàng nữa tạo thành thế hình tam giác bao quanh thành phố. Quả nhiên việc buôn bán trở nên thuận lợi không ngờ.

*Cách thức áp dụng kế sách:
Như vậy, mỗi cửa hàng chỉ có thể thu hút các khách hàng trong một phạm vi bán kính nhất định nhưng nếu mở các cửa hàng theo chuỗi hình tam giác thì sẽ tạo ra sự giao thoa khép kín toàn bộ đối tượng tiêu dùng trong cả 3 khu vực ấy, như thế việc kinh doanh ắt sẽ tiến triển hơn. Việc thành lập các cửa hàng theo hình tam giác có những lợi thế như sau:

- Một là các cửa hàng trong cùng một hệ thống có thể hỗ trợ mật thiết cho nhau về nguồn hàng, nếu một cửa hàng hết thuốc thì có thể nhận được chi viện kịp thời từ hai cửa hàng còn lại.

- Hai là, mỗi cửa hàng trong hệ thống có thể kiêm nhiệm vụ quảng cáo cho 2 cửa hàng kia.

- Ba là, các cửa hàng cùng liên kết với nhau để nhập hàng sẽ giúp cho giá nhập hàng giảm xuống vì mua với số lượng lớn, đồng thời chủng loại mặt hàng cũng phong phú hơn nhiều. Như vậy sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh với các cửa hàng khác trong cùng khu vực.

- Bốn là, các cửa hàng tạo thành thế “kiềng ba chân” vững chắc, vừa khép kín được toàn bộ khách hàng trong khu vực dân cư lớn, vừa khiến cho đối thủ cạnh tranh không thể chen vào được.

Việc hình thành chuỗi cửa hàng hình tam giác chính là khởi nguồn của phương thức kinh doanh nhượng quyền hay còn gọi là franchise đã được đề cập đến ở số đầu tiên của chương trình. Khi người chủ không đủ năng lực tài chính cũng như không thể quản lý cùng lúc quá nhiều cửa hàng thì họ buộc phải tiến hành nhượng quyền để đảm bảo việc phát triển thương hiệu của mình.

 Kế sách “Be bờ tát cá” có thể vận dụng linh hoạt trong nhiều tình huống đa dạng của đời sống kinh doanh. Tôi xin đưa ra một ví dụ về việc vận dụng kế sách này trong việc quản lý thảm họa, câu chuyện như sau:

2. Nỗ lực giữ gìn danh tiếng
Tylenol là một thương hiệu thuốc giảm đau của công ty Johnson & Johnson, do không chứa aspirin nên hiệu quả điều trị khá tốt và được tiêu thụ rất mạnh.
Khoảng gần cuối năm 1982, có 7 người ở Chicago bị ngộ độc và xuất hiện tin đồn rằng nguyên nhân là do uống thuốc giảm đau Tylenol. Thông tin này bị lan truyền nhanh chóng khiến uy tín của Johnson & Johnson ảnh hưởng nghiêm trọng. Người tiêu dùng không chỉ tẩy chay loại thuốc Tylenol mà còn không mua các loại thuốc khác do công ty sản xuất khiến cho Johnson & Johnson đứng trước nguy cơ bị phá sản.

Trước tình thế hiểm nghèo, công ty đã lập tức đưa ra một loạt những quyết sách nhằm cứu vãn danh tiếng của mình.

- Thứ nhất, họ tiến hành nghiên cứu phân tích những viên thuốc mà các nạn nhân đã uống. Kết quả cho thấy những viên thuốc này đã bị kẻ xấu tiêm độc chất Xyanua nên mới dẫn đến tử vong.

Trang ngoài MFONews
*Johnson & Johnson
*
Unilever
- Thứ hai, thay vì trốn tránh trách nhiệm và lánh mặt các phương tiện truyền thông, Ông Tổng giám đốc của Johnson & Johnson đã đích thân lên truyền hình xin lỗi về tai nạn ngoài ý muốn, đồng thời khẳng định thuốc Tyleno thực sự không độc hại, hiệu quả rất tốt và các nạn nhân chết là do uống phải thuốc Tylenol đã bị nhiễm độc.

- Thứ ba, công ty tuyên bố thu hồi lại sản phẩm từ tất cả các điểm tiêu thụ, sẵn sàng đổi thuốc mới miễn phí cho khách hàng đã mua thuốc cũ.

- Thứ tư, để đảm bảo an toàn cho khách hàng, công ty tuyên bố sẽ bỏ một khoản tiền lớn đầu tư sản xuất sản phẩm mới dạng bao kín an toàn.

- Thứ năm, công ty treo giải thưởng 100 nghìn đô la cho bất cứ ai nếu cung cấp được những thông tin về hung thủ gây độc.

- Tiếp đó, đến tháng 5 năm 1983, thông qua vệ tinh, Johnson & Johnson đã tổ chức họp báo truyền hình cùng lúc với 30 thành phố lớn của Mỹ, tuyên bố đã khôi phục được sản xuất và chứng minh sự phát triển lớn mạnh của mình.

Bằng sự nỗ lực đồng bộ, cuối năm đó công ty còn nhận được giải thưởng do Hội quan hệ công cộng Hoa Kỳ trao tặng, chứng minh cho uy tín của Johnson & Johnson đã được phục hồi hoàn toàn.

*Cách thức áp dụng kế sách:
Đây là một ví dụ điển hình nhất về việc quản lý thảm họa trong kinh doanh. Công ty Johnson & Johnson đã bình tĩnh suy xét và đưa ra một hệ thống giải pháp mang tính toàn diện, khép kín để giải quyết triệt để khủng hoảng của mình. Khi sự cố xảy ra, lãnh đạo công ty đã lập tức chủ động tìm khiếm khuyết trong sản phẩm, sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để công khai xin lỗi cũng như giải thích với người tiêu dùng, đồng thời thể hiện trách nhiệm của mình thông qua việc thu hồi sản phẩm cũ và đưa ra sản phẩm mới an toàn. Chưa dừng lại đó, sau khi khủng hoảng chấm dứt, công ty còn tổ chức họp báo như một thông điệp gửi tới đông đảo người tiêu dùng rằng chúng tôi đã khôi phục được sản xuất và đang phát triển trở lại với những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn trước. Nhờ vậy mà công ty đã giải quyết dứt điểm được tin đồn cũng như sự hoài nghi của người tiêu dùng trên diện rộng, nhanh chóng lấy lại được niềm tin của khách hàng.

Hiện nay, hình thức phục vụ trọn gói (full-service) khá phổ biến trên thế giới và cả ở Việt Nam tuy khá vất vả nhưng công ty nào làm tốt thì thành công thu được sẽ lớn hơn, bởi vì khi mọi nhu cầu mong muốn của mình đều được giải quyết một cách hoàn hảo thì khách hàng sẽ tin cậy và trung thành với công ty hơn. Đó cũng là một hình thức “Be bờ tát cá”

3. Phục vụ toàn phương vị
Ở Mỹ, có một công ty chuyên phục vụ lễ cưới. Cách kinh doanh của họ khá đặc biệt.

Công ty tạo lập một đội ngũ nhân viên khai thác thị trường đông đảo và tỏa đi rộng khắp, bằng các kênh khác nhau họ thu thập thông tin về việc kết hôn của thanh niên Mỹ rồi lưu trước vào hồ sơ theo dõi để sẵn sàng phục vụ.

Khi biết một đôi nam nữ nào đó sắp kết hôn, công ty bèn phái người đến giới thiệu và thuyết phục họ sử dụng các dịch vụ của công ty. Công ty sẽ đứng ra lo trọn gói cho đám cưới như: chọn địa điểm, trang phục, quay phim chụp ảnh, in ấn và phát thiếp mời,...Cách làm này đã thu hút được rất nhiều khách hàng.
Không chỉ thế, biết rằng sau lễ cưới các đôi vợ chồng sẽ đi hưởng tuần trăng mật nên không có thời gian để trang trí và sắp đặt vật dụng trong nhà. Công ty lập tức đề nghị được nhận việc này. Họ tìm hiểu tỷ mỉ nhu cầu và sở thích của đôi vợ chồng đó để bố trí căn nhà sao cho hài hòa đẹp mắt nhất. Và khi trở về nhà sau tuần trăng mật, khách hàng cảm thấy rất hài lòng vì mọi thứ đều đã được sắp đặt đâu vào đấy.

Công ty còn âm thầm theo sát các khách hàng mà mình đã từng phục vụ. Khi biết cô dâu có mang, họ cử nhân viên đến tận nhà để tư vấn thời kỳ thai nghén, giới thiệu và mua hộ các chất dinh dưỡng. Rồi đến kỳ sinh nở, công ty còn tiếp tục phục vụ cho mẹ và mua hộ sữa, quần áo, đồ chơi, thuốc men cho con.
Nhận thấy sự phục vụ chu đáo, tận tình của công ty mà khách hàng đến đây ngày một đông, đa số khách hàng còn ký hợp đồng dài hạn hàng chục năm liền. Vì thế công việc kinh doanh của công ty luôn tiến triển và phát đạt.

*Cách thức áp dụng kế sách:
Có thể thấy chiến thuật “be bờ” của công ty trên như sau:

- Đầu tiên, họ giăng nhân viên khai thác thị trường khắp nơi để thu thập nhu cầu của thị trường, sau đó lưu thành các bộ hồ sơ và theo dõi thường xuyên.

- Khi đối tượng nào đó kết hôn, họ lập tức tiếp cận và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ trọn gói của mình.

- Sau đó, công ty thường xuyên bám sát cuộc sống của khách hàng và luôn đi trước đón đầu mọi nhu cầu của khách. Vì vậy, khách hàng luôn bị đặt vào tình thế bị động và không thể từ chối dịch vụ mà công ty đưa ra.

- Đặc biệt, công ty còn thuyết phục được khách hàng ký hợp đồng lâu dài, có thể nói là đã khiến khách hàng bị vây triệt để và gắn bó vô thời hạn với công ty. Đây đúng là “Be bờ tát cá”.

4. Phân chia tầng bậc
Có một công ty chuyên sản xuất đồ điện tử khá nổi tiếng ở Trung Quốc tên là Trường Hồng. Chính công ty này đã mạnh dạn nghiên cứu và tiên phong cho ra đời loại tivi màu điều khiển từ xa theo mặt phẳng góc vuông 21 inch. Loại tivi này có tới 19 công năng nổi trội như: nút bấm hẹn giờ, có đồng hồ, tự động tắt máy,... Ngay lập tức sản phẩm đã chiếm lĩnh được thị trường tiêu dùng cao cấp trong nước.

Biết chắc rằng sản phẩm mới thành công thì các đối thủ cạnh tranh sẽ tìm cách sản xuất sản phẩm tương tự để tranh giành thị phần với mình, vì thế phải có phương án đối phó lâu dài. Mặt khác, sản phẩm hiện tại chỉ phục vụ được một nhóm đối tượng tiêu dùng có thu nhập cao, tức chưa “vây bắt” được hết nhu cầu của hơn 1 tỷ dân, Ông giám đốc của công ty Trường Hồng đã suy tính và đưa ra một loạt quyết sách mang tính toàn diện và lâu dài. Ông vẫn cho tập trung sản xuất loại tivi 21 inch với 19 công năng chuyên phục vụ những khách hàng có thu nhập cao, mặt khác ông âm thầm nghiên cứu để cho ra đời thêm 16 loại tivi điều khiển từ xa với kiểu dáng và công năng khác nhau phù hợp với túi tiền và sở thích của mọi đối tượng khách hàng.

Vì thế, khi các đối thủ cạnh tranh nhái lại sản phẩm tivi 21 inch loại 19 chức năng ban đầu của Trường Hồng thì công ty này đã lập tức cho ra loạt sản phẩm khác. Cứ như thế, các đối thủ cạnh tranh luôn phải chạy theo Trường Hồng và thường là thua cuộc.

*Cách thức áp dụng kế sách:
Như vậy, công ty Trường Hồng đã có tầm nhìn sâu xa, luôn dự tính trước mọi trường hợp có thể xảy ra. Việc không ngừng đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm không những giúp công ty có thể “be bờ” được toàn bộ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn tạo ra thế chủ động, linh hoạt trước các đối thủ cạnh tranh, khiến cho các đối thủ luôn bị bủa vây trong trùng điệp và không thể nào xoay sở kịp đành phải đầu hàng. Đó chính là “be bờ tát nhiều loại cá”.

Đây cũng chính là lý thuyết phân đoạn thị trường, một công ty khi phát triển đến một tầm nào đó họ sẽ tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau để lấp đầy các khoảng trống của thị trường khác nhau. Ví dụ như các sản phẩm của Unilever chẳng hạn chỉ riêng dầu gội đầu Sunsilk đã có tới vài chục loại khác nhau, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng như: dùng cho tóc khô, tóc nhờn, tóc thường, tóc chẻ ngọn, tóc gầu, ...Hay cũng là bột giặt nhưng Omo thì dành cho đối tượng thu nhập cao, Viso dùng cho đối tượng có thu nhập thấp hơn,...

5. Chu toàn từ những việc nhỏ
Người làm kinh doanh thường xuyên phải gặp đối tác, đi chào hàng hay có những buổi thuyết trình, vì thế sự chuẩn bị càng kỹ càng, chu đáo bao nhiêu thì thành công thu được càng lớn bấy nhiêu.

Ví dụ như đi chào hàng chẳng hạn, cần phải chuẩn bị tài liệu giới thiệu về sản phẩm thật tỷ mỷ, phong phú, người đi chào hàng phải là người hiểu rõ về sản phẩm nhất, kể cả những nhược điểm của nó để khi khách hàng hỏi đến bất cứ chi tiết nào cũng có thể giải đáp một cách thỏa đáng nhất.

Hoặc trước khi gặp đối tác, cần phải tìm hiểu họ là người như thế nào? tính cách ra sao? Sở thích đặc biệt là gì?...để có thể đưa ra cách tiếp cận thích hợp nhất. Ngoài ra, khi đến gặp đối tác thì từ hình thức cho đến tác phong, thái độ, giọng nói cũng phải đúng mực, khéo léo để tạo được thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên, như vậy sẽ thành công dễ dàng hơn.

Hay như trong thuyết trình, mặc dù ta đã chuẩn bị chu toàn nhưng mọi sự cố đều có thể xảy ra. Ví dụ như máy móc thiết bị đột nhiên hỏng hóc, nếu không có sẵn phương án dự phòng thì coi như mọi sự chuẩn bị công phu suốt bao nhiêu ngày tháng trước đó đều đổ sông đổ bể hết.

Hoặc như công tác chuẩn bị các hồ sơ dự thầu chẳng hạn, nhiều khi chỉ vì lỗi rất nhỏ như văn bản làm chưa chuẩn với form mẫu hay sai lỗi chính tả sẽ gây ấn tượng xấu và ta sẽ ngay lập tức bị loại khỏi cuộc.

Nếu mọi sự đều được chuẩn bị kỹ càng, thấu đáo, có lường trước tính sau thì thành công ắt sẽ nằm trong tầm tay.

6. Không thể bỏ qua chi tiết nhỏ nhất
Hồi cuối những năm 80 thế kỷ trước, sau khi khối SEV ( Khối thị trường kinh tế XHCN cũ) tan rã, các ngành sản xuất của Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng đều đứng trước tình thế hết sức khó khăn. Nguyên nhân là do trước đây, các đơn hàng đều là do nhà nước đưa về, mặc dù là buôn bán nhưng mang nặng hình thức trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và những nước trong khối. Trong tình hình mới, các doanh nghiệp dệt may phải tự tìm thị trường cho mình.

Sau những lần tiếp xúc đầu tiên với đối tác, hàng Việt Nam bị trả lại do không có thương hiệu . Doanh nghiệp Việt Nam đành chấp nhận gia công cho các thương hiệu của nước ngoài.. Khi cầm những chiếc áo do phía ta giới thiệu, phía đối tác tỏ ra rất bực mình và nói rằng “Sao lại mang đồ thứ phẩm sang chào hàng?”. Phía ta rất ngạc nhiên, giải thích rằng đây là những mẫu hàng hóa mới nhất, tốt nhất, chất lượng cao, chất vải cao cấp lại được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Lúc đó phía đối tác mới chỉ ra những vết dầu máy rất nhỏ trên tay áo, những đường chỉ chưa cắt hết. Vụ chào hàng coi như thất bại.

Có thể thấy rằng mặc dù đã đầu tư biết bao tiền của vào máy móc công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã nhưng chỉ vì chủ quan, sơ xuất trong khâu kiểm tra chất lượng, hoàn thiện sản phẩm. Chỉ vì bỏ sót những mối chỉ rất nhỏ mà mặt hàng đó đã bị từ chối và bị coi là hàng phế phẩm. Thật là một bài học lớn từ những việc nhỏ..

Hoa nở trên cây

Hoa nở trên cây

11:34 PM |
Kế sách "Hoa nở trên cây" là kế sách cuối cùng trong nhóm kế sách "Tư tưởng kinh doanh"


KẾ 08: HOA NỞ TRÊN CÂY
1. Câu chuyện xuất xứ
Ngày xửa ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây đào đã mọc từ lâu đời lắm. Sắc hoa màu hồng thắm, cành lá xum xuê to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng. Tương truyền rằng ngự ở trên cây là thần Trà và thần Uất Lũy có khả năng diệt trừ ma quỷ, uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Cứ mỗi lần ma quỷ định làm điều xấu, 2 vị thần lại hóa thân thành những bông hoa đào rực rỡ và tỏa ra một mùi hương kỳ lạ khiến cho lũ quỷ kinh sợ.
Vào một ngày cuối năm, hai vị thần phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Hoàng. Cây đào đang tươi tốt là thế bỗng trở nên khô héo. Không thấy hoa đào nở rực như mọi khi, bọn ma quỷ biết là 2 thần vắng mặt ở trần gian liền nhân cơ hội này kéo xuống bản tác oai tác quái.
Trưởng bản vô cùng lo lắng, ông cho triệu tập toàn bộ trai tráng trong bản đến bàn kế chống lại quỷ. Nhưng mọi người nghĩ mãi mà vẫn không ra được kế hay. Giữa lúc ấy, có một chàng trai nhỏ bé nhưng lanh lợi nhất bản tên là Núi mới rẽ đám đông, tiến đến trước mắt trưởng bản thưa rằng:
-Thưa trưởng bản, loài quỷ dữ vốn chỉ sợ màu hồng rực của hoa đào, nhưng nay 2 vị thần không còn ở trần gian nữa, cây đào lại không thể nở hoa trở lại. Chi bằng ta lấy giấy hồng điều cắt thành những bông hoa rồi dán lên cành cây khô. Bọn quỷ nhìn từ xa sẽ ngỡ tưởng là hoa đào thật và nghĩ rằng 2 vị thần đã trở lại ắt sẽ không dám phá phách nữa!
Mọi người đều ồ lên kinh ngạc. Ông trưởng bản thì vô cùng vui mừng và cho làm theo lời chàng Núi.
Bọn quỷ lại kéo xuống bản, nhìn thấy cây đào lấm chấm vài bông hoa. Chúng chẳng thèm bận tâm và vẫn kéo ra nương rẫy của dân để phá phách.
Mọi người vô cùng buồn rầu vì nghĩ rằng đã thất bại trước bọn quỷ. Chàng Núi không hề nhụt chí, nói với dân bản rằng:
- Thưa dân bản, lần trước chúng ta chưa làm cho quỷ sợ vì hoa nở chưa thật nhiều, thật rộ giống như lúc 2 vị thần còn ở trần gian. Lần này, chúng ta phải làm thật nhiều hoa, khiến cho cả cành đào khô bừng lên sắc hồng, lúc ấy bọn quỷ mới tin là 2 vị thần đã trở về thật.
Thế là dân bản động viên nhau thức trắng đêm để cắt thật nhiều những bông hoa đào bằng giấy hồng điều rồi gắn lên cành cây.
Ngày hôm sau, lũ quỷ lại kéo xuống bản với số lượng còn đông hơn trước. Nhưng chỉ mới nhìn từ xa bọn quỷ đã giật thót mình vì thấy cành đào nở hoa rực rỡ khác thường. Lần này thì chúng tin là 2 vị thần đã trở về thật và vội vàng bảo nhau chạy trốn càng xa càng tốt.
Cũng từ truyền thuyết này mà người dân Việt có tục cắm đào trong ngày Tết nguyên đán. Họ luôn tin rằng uy linh của 2 vị thần luôn hiện hữu trong sắc hoa hồng thắm sẽ xua đuổi những điềm dữ, mang đến cho họ nhiều tốt lành trong năm mới. Và cành đào càng nở rực rỡ bao nhiêu và nhất là nở đúng vào ngày mồng 1 tết thì sẽ càng nhiều may mắn, phúc lộc.
2. Cốt lõi kế sách
Một cành cây khi chỉ có một vài bông hoa vẫn là một cành cây. Nhưng khi trên cành nở bừng thật nhiều hoa sẽ là Cành Hoa. Chính sắc hoa bừng thắm khắp nơi đã khiến cho lũ quỷ tin vào sự hiện diện của hai vị thần mà không dám quấy phá dân làng nữa. Câu chuyện trên là một minh chứng hay cho quy luật lượng đổi - chất đổi trong triết học hiện đại.
3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh
Trong kinh doanh, sự hiện diện rộng rãi, tính phổ biến của một thương hiệu, một sản phẩm sẽ tạo nên sức mạnh, giá trị vô hình của thương hiệu, sản phẩm để cùng chất lượng và giá trị sử dụng sẽ tạo nên sức mạnh và uy tín trên thị trường cho sản phẩm và thương hiệu.
Người làm kinh doanh khi đã xây dựng và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ, nếu muốn phát triển thực sự thì không thể không áp dụng kế sách này.
MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH
1. Sử dụng các hình thức quảng cáo:
Quảng cáo là một trong những cách rất tốt để đưa hình ảnh và thông tin về sản phẩm của bạn đến được với người tiêu dùng. Ví dụ như: quảng cáo trên TV, quảng cáo trên các báo, đặt biển hiệu quảng cáo ngoài trời,... Nội dung, tần xuất và vị trí xuất hiện của quảng cáo thích hợp sẽ thu hút sự chú ý của người mua, theo thời gian ngấm dần vào tâm trí và định hình xu hướng tiêu dùng. Có thể kể đến các đại gia quảng cáo như: LG, Yamaha, Unilever, P&G,...
2. Mở rộng hệ thống đại lý phân phối hàng hóa
Để tiếp cận và thâm nhập thị trường mới, mở đại lý phân phối là cách thức vô cùng hợp lý và hiệu quả. May Việt Tiến là một trong những công ty đã áp dụng thành công phương thức này.
Là một trong những đơn vị thành viên của Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), từ nhiều năm nay công ty may Việt Tiến đã đầu tư mở rộng hệ thống đại lý tại nhiều tỉnh thành phố trong cả nước. Với mục tiêu chinh phục thị trường nội địa, năm 2003 hệ thống đại lý tiêu thụ của công ty xây dựng đã gồm hơn 250 cửa hàng, doanh thu nội địa đạt 150 tỷ đồng, cao nhất trong ngành dệt may.
Dự kiến từ nay đến cuối năm, Việt Tiến sẽ mở thêm 10-15 đại lý nhằm tăng doanh thu từ tiêu thụ nội địa, đặc biệt công ty sẽ đầu tư 5 tỷ đồng mở thêm 4 trung tâm và cửa hàng thời trang Vee Sendy-nhãn hiệu thời trang dành cho giới trẻ tại các thành phố lớn trên cả nước.
3. Nhượng quyền kinh doanh (franchise)
Franchise là một phương thức nhân rộng thương hiệu, nhân rộng mô hình kinh doanh có xuất xứ từ Châu Âu cách đây hàng trăm năm nhưng phát triển mạnh nhất tại Mỹ. Một trong những thương hiệu áp dụng thành công hình thức franchise trên thế giới phải kể đến là McDonald’s, Wendy, Marriott, 7-Eleven,...và ở Việt Nam là Cà phê Trung Nguyên, Phở 24,...
*Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s
McDonald’s là một tập đoàn chuỗi nhà hàng lớn nhất thế giới của Mỹ được bắt đầu nhân rộng mô hình từ năm 1955 và trở thành trường hợp kinh điển về kinh doanh nhượng quyền trong lịch sử Franchise mọi thời đại. Tính đến thời điểm cuối năm 2004, McDonald’s có tổng cộng 30.220 nhà hàng tại 120 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, McDonald’s nổi tiếng không phải do đây là chuỗi nhà hàng áp dụng hình thức Franchise đầu tiên hay lớn nhất thế giới mà nó nổi tiếng vì phát minh ra một phương thức Franchise đặc thù và hiệu quả nhất.
Trang ngoài MFONews
*McDonald's
*Marriott
*7-Eleven
*Phở 24
Năm 1954, Ray Kroc-một người bán máy pha chế nước uống đa năng đã quyết định đến thăm một khách hàng quan trọng ở San Bernadino bang Califonia vì cửa tiệm này đặt mua tới 10 cái máy pha chế trong khi một tiệm ăn bình thường chỉ sử dụng có một máy. Khi đặt chân đến tiệm ăn này, Ray Kroc thật sự kinh ngạc khi thấy hàng dài người xếp hàng phía trước nhà hàng chỉ để mua chiếc bánh Hamburger kẹp thịt với giá 15 cent (rẻ hơn đối thủ cạnh tranh rất nhiều). Điều thú vị là ở chỗ phương thức bán hàng của hai anh em Dick McDonald và Mac McDonald-chủ tiệm ăn nói trên. Đó là thức ăn được bán thông qua các ô cửa sổ, nhân viên làm việc tất bật và khoa học, thực đơn thật đơn giản với vài món. Kroc nhận ra ngay mô hình kinh doanh này có chi phí điều hành rất thấp và có thể nhân rộng dễ dàng.
Anh em nhà Mac cũng đã từng triển khai việc nhân rộng mô hình kinh doanh nhưng không thành công. Vả lại họ cũng đã rất thỏa mãn với khoản doanh thu đạt được từ chính cửa hàng của mình nên không thích bành trướng chuyện làm ăn ra khỏi khu vực sinh sống. Ray Kroc chớp lấy cơ hội và thuyết phục anh em nhà Mac ký hợp đồng ủy quyền cho mình như một đại lý Franchise độc quyền dưới tên công ty McDonaid’s System mà sau đó đổi thành McDonald’s Corporation lừng danh thế giới.
Theo hợp đồng đại lý Franchise độc quyền này thì cứ mỗi 1,9% phí Franchise hàng tháng mà người mua Franchise trả cho tập đoàn McDonald’s của Ray Kroc thì anh em nhà Mac (chủ thương hiệu) được chia 0,5%. Tuy nhiên đối với phí Franchise ban đầu thì Ray Kroc không phải chia, và phí này đã được tăng từ mức 950 USD lên 45.000 USD vào thời điểm hiện nay.
Hình thức franchise mà McDonald’s áp dụng là nhượng quyền kinh doanh. McDonald’s áp dụng một tiêu chuẩn mang tính đồng bộ cao cho cả hệ thống franchise và giám sát vô cùng nghiêm ngặt. Việc huấn luyện nhân viên cho các cửa hàng franchise được tiến hành bài bản và hiện đại, kết hợp cả đào tạo lý thuyết và thực hành. McDonald’s còn độc quyền cung cấp cho cả hệ thống Franchise một số mặt hàng chiến lược như: máy xay sinh tố đa năng, khoai tây chiên, pho-mát và bánh bao chiên.
Trung bình cứ mỗi 3 tiếng lại có một nhà hàng McDonald’s mọc ra đâu đó tại một trong số 120 quốc gia mà McDonald’s có chi nhánh. Và trong số hơn 30.000 nhà hàng trên khắp thế giới, McDonald’s chỉ trực tiếp điều hành khoảng 15%, còn lại 85% được điều hành bởi 4.500 đối tác mua Franchise. Theo bảng xếp hạng 200 hệ thống Franchise hàng đầu thế giới của tạp chí The Franchise Times 2004 thì McDonald’s được xếp hàng thứ nhất về tổng doanh số và tổng số cửa hàng đang hoạt động.
*Chuỗi khách sạn Marriott
Marriott là thương hiệu của một trong chuỗi những khách sạn lớn nhất thế giới được thành lập từ thập niên 50 của thế kỷ 20 và hiện nay có hơn 2.000 khách sạn mang tên Marriott trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ có hơn 200 khách sạn là tài sản thực thụ của gia đình Marriott, số còn lại là mua Franchise trong đó thương hiệu và công thức quản lý khách sạn là hai sản phẩm chủ yếu của hợp đồng Franchise.
Tuy mô hình kinh doanh của Marriott rất thành công từ thập niên 50 nhưng đến tận thập niên 90, Marriott mới đẩy mạnh mô hình nhượng quyền. Sự chậm trễ này đã làm Marriott mất nhiều cơ hội nhân rộng mô hình kinh doanh và thương hiệu của mình.
Marriott đã có những điều chỉnh, thay đổi về tiêu chuẩn thiết kế, đầu tư và phương thức điều hành để dễ bán Franchise hơn. Theo bảng xếp hạng của tạp chí The Franchise Times 2004 thì chuỗi khách sạn Marriott và hầu hết tất cả các nhãn hiệu gắn liền với Marriott đều được xếp trong danh sách 200 thương hiệu hàng đầu có doanh số cao nhất thế giới.
*Chuỗi cửa hàng tiện ích 7-Eleven
Theo đánh giả của tạp chí The Franchise Times 2004 thì tập đoàn cửa hàng tiện ích 7-Eleven được xếp thứ 2 trong danh sách 200 hệ thống Franchise lớn mạnh nhất thế giới, chỉ đứng sau tập đoàn thức ăn nhanh McDonald’s. Hiện nay tập đoàn 7-Eleven có tất cả 25.796 của hàng khắp thế giới sau 78 năm hoạt động.
7-Eleven có nghĩa là giờ phục vụ của cửa hàng từ 7-11 giờ đêm, công ty chuyên bán hàng tạp phẩm và đồ gia dụng. Ngày nay, chỉ trừ một số quốc gia như Việt Nam, 7-Eleven hầu như có mặt khắp nơi, mọi ngõ ngách từ các thành phố lớn đến các khu dân cư ngoại ô.
Đầu tư cho một cửa hàng 7-Eleven trung bình khoảng 77.000 USD trong đó phí Franchise ban đầu là 61.000 USD. Phí Franchise hàng tháng được tính khá linh động dựa trên lợi nhuận thực tế của cửa hàng Franchise. Một trong những lý do mà 7-Eleven tính phí Franchise cao như vậy là vì trong phí này đã bao gồm luôn các trang thiết bị cung cấp bởi chủ thương hiệu.
*Chuỗi nhà hàng Phở 24
Phở 24 là chuỗi quán phở Việt Nam gồm 14 quán tại Tp.HCM, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thủ đô Jakarta (Indonesia) tính đến thời điểm tháng 7/2005. Một số cửa hàng tại các nước: Mỹ, Indonesia, Hàn Quốc, Úc,... đang được chuẩn bị để đưa vào hoạt động trong năm 2006 thông qua hình thức bán Franchise và hợp tác kinh doanh. Theo hình thức này phía đối tác mua Franchise được nhượng quyền sử dụng thương hiệu, được hướng dẫn và đào tạo chi tiết cách thức tổ chức, điều hành và mô hình quản lý.
Để được cấp quyền sử dụng thương hiệu và công thức vận hành một quán Phở 24 với những tiêu chuẩn đồng bộ, đối tác mua Franchise phải trả cho chủ thương hiệu Phở 24 một khoản phí ban đầu (trả một lần duy nhất) công thêm một khoản phí hàng tháng. Chi phí hàng tháng này là chi phí thuê thương hiệu, nhãn hiệu và những dịch vụ hỗ trợ khác như: khuyến mãi, quảng bá, tiếp thị, đào tạo, tư vấn,... từ phía chủ thương hiệu phở 24 trong suốt quá trình 5 năm của hợp đồng nhượng quyền kinh doanh.

Muốn bắt nên thả

Muốn bắt nên thả

11:31 PM |
Kế sách "Muốn bắt nên thả" là kế sách đầu tiên trong nhóm kế sách " Tâm lý kinh doanh"

KẾ 01: MUỐN BẮT NÊN THẢ
1. Câu chuyện xuất xứ
Họ hàng nhà ong mật sở hữu cả một cánh đồng hoa cải rộng lớn ven sông, quanh năm thức ăn dồi dào, cuộc sống sung túc. Cũng vì thế mà chúng luôn phải lo ngày đêm canh giữ không để cho những bầy ong khác chiếm mất kho thức ăn quý giá này.
Vào một buổi sáng, khi ong mật chúa còn đang ngái ngủ thì một chú ong thợ hớt hải chạy vào báo tin rằng có một bầy ong vò vẽ đang kéo đến gây chiến. Ong chúa liền khoác áo giáp dẫn đầu bầy ong ra nghênh chiến. Sao một hồi giao tranh quyết liệt, ong mật chúa mưu trí đặt bẫy bắt được ong vò vẽ chúa.
Theo luật lệ của bầy ong mật thì ong vò vẽ chúa phải chịu tội chết. Tuy nhiên, ong mật chúa sau nhiều ngày nghĩ ngợi phân tích thấy rằng nếu ong vò vẽ chúa bị chết thì chắc chắn bầy ong vò vẽ sẽ gây chiến mãi không thôi, chi bằng để cho đối phương một cơ hội sống ta sẽ làm cho chúng tâm phục khẩu phục, biến thù thành bạn. Vì thế, nó ra lệnh phóng thích cho ong vò vẽ chúa.
Ong vò vẽ chúa tuy được thả nhưng trong lòng rất hậm hực và cảm thấy bẽ bàng. Nó lại dẫn quân đến phá cánh đồng hoa của nhà ong mật. Nhưng chỉ sau một lúc giao chiến nó gặp mai phục và bị bắt lần thứ hai.
Cũng như lần trước, ong mật chúa không giết nó và nói rằng từ nay trở đi hai bên hãy sống hòa hảo. Ong vò vẽ chúa quay về tổ nghĩ ngợi rất mông lung, nó không tin rằng ong mật chúa nói thật mà đó chẳng qua là hư chiêu làm cho mình chủ quan rồi một ngày nào đó sẽ đánh chiếm lại tổ của mình. Nghĩ vậy, nó quyết định chuẩn bị thật kỹ càng và đánh một trận cuối cùng.
Một lần nữa, bầy ong vò vẽ lại thất bại thảm hại. Ong vò vẽ chúa suy sụp gục mặt chờ chết. Nhưng thật ngạc nhiên, ong mật chúa đã bước tới đỡ ong vò vẽ chúa đứng dậy và nhắc lại mong muốn kết bạn và chung sống hòa bình của loài ong mật. Đến lúc này, ong vò vẽ chúa bừng tỉnh, nó hiểu rằng những điều ong mật chúa nói là sự thật. Nó tâm phục khẩu phục cam kết cùng ong mật sống trong hòa bình và tự nguyện làm phên dậu cho đàn ong mật.
2. Cốt lõi kế sách
Muốn khuất phục người khác không nên chỉ dựa vào sức mạnh mà phải biết dựa vào trí tuệ và sự thành tâm của mình. Hành động thấu tình đạt lý sẽ giúp ta thu phục được lòng người, thêm bạn bớt thù là thêm nhiều thành công trong cuộc sống.
3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh:
Trong kinh doanh, nghệ thuật tác động vào tâm lý tiêu dùng, thay vì mình muốn bán, lại làm cho khách hàng muốn mua là nghệ thuật đem lại sự thành công cho doanh nghiệp
MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH
1.Triết lý chờ đợi
Ở Trung Quốc, có một cửa hàng thực phẩm tên là Bác Ái, đã có lịch sử trên 50 năm và buôn bán rất đông khách.
Bí quyết kinh doanh của cửa hàng hết sức đặc biệt. Đó là hàng ngày họ chỉ làm một lượng thực phẩm nhất định, khi nào bán hết thì lập tức đóng cửa hàng. Nếu khách hàng đến muộn, chủ quán sẽ vui vẻ xin lỗi và hẹn rằng ngày mai xin mời khách đến sớm hơn. Lý do là món chân giò hun khói ở đây thơm ngon đặc biệt, được chế biến kỹ càng và an toàn tuyệt đối. Để giữ uy tín, cửa hàng có nguyên tắc là không không bán ra ngoài mà chỉ bán cho khách đến tận nơi mua để tránh tình trạng làm vội, làm dối cho kịp các đơn đặt hàng. Vì thế, mỗi ngày cửa hàng chỉ làm khoảng 300 chân giò hun khói, nếu bạn đến muộn thì sẽ phải về không do một số khách hôm trước chưa mua được đã đặt mua hết mất rồi
Trong quá trình phát triển đó, số lượng thực phẩm của họ bán ngày càng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên họ vẫn duy trì một nguyên tắc không bán quá số thực phẩm họ quy định trong ngày. Thực tế là, dù có phải chờ đợi thêm 1 ngày nhưng lượng khách đến mua không hề thuyên giảm mà lại còn tăng lên
*Cách thức áp dụng kế sách:
Nghệ thuật 'Xin mời quý khách ngày mai tới mua' của ông chủ cửa hàng Bác Ái rất hiệu nghiệm. Cửa hàng có dụng ý làm cho khả năng cung ứng của mình thấp hơn nhu cầu của khách hàng, cố ý không thỏa mãn hết mong muốn của khách. Với thực phẩm thơm ngon như thế nếu không mua được đương nhiên khách sẽ canh cánh trong lòng và hôm sau nhất định sẽ đến mua từ sớm, như thế cầm chắc việc bán được hàng .
2. Giao 'thượng đế' cho đối thủ
Ở Mỹ, sự cạnh tranh giữa các công ty vô cùng gay gắt, họ luôn cố gắng tìm mọi cách không để khách hàng rơi vào tay đối thủ của mình. Tuy nhiên, công ty My Joy đặt tại thành phố New York lại là một ngoại lệ.
Mọi khách hàng khi đến công ty My Joy đều được phục vụ hết sức chu đáo, họ có thêm xem hàng thỏa thích và câu nói cửa miệng của nhân viên phục vụ ở đây là 'nếu bạn chưa chọn được món đồ ưng ý ở đây, chúng tôi sẵn sàng giới thiệu cho bạn sang những cửa hàng khác trong thành phố này'. Cách tiếp thị đó đã gây ra sự ngạc nhiên tột độ cho mọi khách hàng, bởi xưa nay họ chưa từng thấy công ty nào lại tự nguyện 'tặng' khách hàng cho các đối thủ khác. Phương châm kinh doanh 'mạo hiểm' của My Joy không những không đẩy khách đi mà trái lại còn thu hút nhiều khách hơn.
*Cách thức áp dụng kế sách:
Thực ra, My Joy chủ động 'thả' chẳng qua là biện pháp tâm lý, khiến cho khách cảm thấy thoải mái và tin tưởng vào đạo đức kinh doanh của công ty hơn. Thực ra, họ biết chắc rằng mình sẽ 'bắt' được khách do công ty luôn có mặt hàng vô cùng phong phú, chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng
Chỉ trừ trường hợp món hàng đó quá đặc biệt thì My Joy mới giới thiệu cho khách đến mua ở nơi khác. Nói là nơi khác nhưng đó đều là những cửa hàng 'cùng hội cùng thuyền' mà công ty đã thiết lập quan hệ thân thiết để cùng nhau tạo ra một hệ thống cung cấp sản phẩm khép kín trong thành phố. Như vậy, My Joy không chỉ vận dụng rất khéo léo kế 'muốn bắt nên thả' ở trong phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty mình mà mưu trí hơn ở chỗ dù có 'thả' thật thì khách vẫn sẽ bị 'bắt' ở cái lưới rộng hơn mà thôi, cái lợi nào thì công ty My Joy cũng đều được hưởng cả.
3. 'Muốn bắt nên thả' trong tiêu thụ
Một chuyên gia thị trường đã thú vị kể lại rằng:
'Tôi vẫn còn nhớ như in một chuyện khá thú vị mà chính mình đã từng chứng kiến. Vào một buổi sáng chủ nhật, cả nhà tôi đang ngồi xem tivi thì có một anh chàng mặc bộ quần áo màu đỏ rực trông rất bắt mắt gõ cửa nhà mình xin tiếp thị một loại bếp gì đó của Hàn quốc. Thấy anh ta nói năng cũng lịch sự nên các cụ vui vẻ cho vào.
Anh ta liền lôi chiếc nồi ra và trình diễn luôn trước mặt mọi người. Nào là đun cho nước sôi sùng sục nhưng sờ vào nồi không bị bỏng tay, rồi luộc thử một quả trứng mà không cần cho nước vào và để lửa thật nhỏ,... Nhìn cách trình diễn điêu luyện của anh ta mà mấy cụ cứ xuýt xoa tán thưởng, lại còn gọi thêm mấy chị nội trợ hàng xóm sang xem cùng.
Sau đó thì anh chàng lại gói ghém mấy chiếc nồi lại, cám ơn mọi người và nói rằng chỉ mang theo hàng mẫu thôi chứ chưa bán. Các bà các cô dù là nhà đang thừa đầy nồi niêu ra đấy nhưng vì thích quá nên cứ nằng nặc đòi mua. Tôi cũng thừa biết mấy cái mẹo câu kéo của các anh tiếp thị nên gàn mọi người đừng mua. Nhưng bà cụ nhà tôi bảo rằng nồi giá không đắt lắm, cứ mua để dành khi nào họ hàng tụ họp thì mang ra dùng, vừa tiện lại vừa sang. Thế là tôi đành chịu chết.
Anh chàng tiếp thị ấy làm cao nhất định không bán, nói rằng nồi này nhập từ Hàn Quốc về, hàng hiệu hẳn hoi, có giấy bảo hành tử tế. Nếu mọi người muốn mua thì cứ đặt một ít tiền trước, anh ta sẽ viết giấy biên nhận hẳn hoi, cho cả địa chỉ và số điện thoại của cửa hàng để mọi người gọi đến xác nhận. Tôi gọi điện đến thì thấy đúng, thế là các bà các cô trong xóm thi nhau đặt tiền và quả nhiên là một hai ngày sau thì họ mang nồi đến giao tận nhà thật, chất lượng cũng rất tốt.
*Cách thức áp dụng kế sách:
Tôi thấy rất phục cách tiếp thị của anh nhân viên nọ, lúc đầu thì tạo thiện cảm để mọi người vui vẻ cho vào nhà, sau đó thì trổ tài trình diễn khiến các bà các cô khó tính và sành mua nhất cũng phải siêu lòng. Lúc biết chắc họ mê mẩn chiếc nồi ấy rồi thì làm ra vẻ chưa muốn bán, tức là đã 'vờ thả ra' khiến khách hàng càng thêm muốn có được chiếc nồi ấy, thành ra tiến thêm được một bước nữa là buộc được họ đặt tiền trước, thế thì coi như ăn chắc là bán được nồi rồi. Theo tôi thì đấy cũng là một chiêu 'muốn bắt nên thả' mà những người buôn bán có thể áp dụng, trong kinh doanh ta vẫn gọi đó là 'tâm lý học tiêu thụ'.
4. Ông không mua tôi cũng không bán
Ở Ấn Độ, có một cửa hàng bán tranh tên là Kabai tuy nhỏ nhưng lại có rất nhiều bức tranh đẹp. Những du khách nước ngoài rất thích ghé vào đây mua tranh về làm kỷ niệm, và giá tranh thường chỉ giao động từ 10 – 100 đô la một bức.
Một hôm, có một vị khác người Mỹ đến Ấn Độ du lịch, ông này rất yêu thích hội họa. Nghe lời giới thiệu, ông liền tìm đến cửa hàng Kabai để mua tranh. Sau một hồi ngắm nghía, ông quyết định chọn lấy 3 bức mà mình thích nhất và trả tiền.
Ông chủ quán ra giá là 250 đô la mỗi bức. Vị khách Mỹ tỏ thái độ không hài lòng với cách bắt bí của chủ quán vì cho rằng bức đắt nhất được niêm yết giá cũng chỉ có 100 đô la. Vì thế, vị thương gia liền không mua nữa và đưa ra những lời chê bai tranh của cửa hàng. Ông chủ cửa hàng nghe thế thì giận sôi lên, lập tức vớ lấy một trong 3 bức tranh mà khách vừa chọn châm lửa đốt luôn.
Nhìn thấy bức tranh mà mình yêu thích bị đốt, ông khách người Mỹ cảm thấy rất tiếc, bèn mặc cả mua lại hai bức tranh kia. Ông chủ người Ấn Độ khăng khăng đòi đúng 250 đô la một bức. Thấy ông khách vẫn còn nghi ngại, người chủ mạnh tay đốt luôn thêm một bức nữa.
Đến lúc này, vốn là người say mê hội họa, không thể cầm lòng được nữa ông khách vội cầu xin chủ cửa hàng hãy bán trong mình bức tranh cuối cùng mà không cần mặc cả. Ông chủ cửa hàng liền thong thả trả lời: 'Thưa ông, đây là bức tranh cuối cùng, đúng giá 750 đô la vì phải cộng thêm giá tiền của cả 2 bức tranh vừa bị đốt. Tất nhiên, nếu ông không mua, tôi sẽ đốt nốt!'.
Cuối cùng thì ông khách Mỹ đành phải mua bức tranh còn lại với giá đúng 750 đô la, đắt gấp 3 lần giá ban đầu.
*Cách thức áp dụng kế sách:
Xưa nay, đã kinh doanh thì ai chẳng muốn bán được hàng. Nhưng ông chủ cửa hàng tranh người Ấn Độ trong ví dụ trên đã hành động trái với lẽ thường, đó là không muốn bán mà đốt tranh của mình. Thực ra, đó chỉ là biện pháp 'thả' về mặt tâm lý nhằm ngụ ý nói với khách rằng anh cần nó hơn tôi, nếu anh không mua thì anh thiệt. Điều này đã kích thích niềm yêu quý và say mê tranh của vị khách và vì thế mà ông chủ cửa hàng đã 'bắt' thành công khách hàng đó, đã bán được bức tranh cuối cùng với giá bằng cả 3 bức cộng lại.
5. Quán ăn 'hạn chế'
Cách đây 10 đến 20 năm , giới lái xe tuyến Hà Nội – Hải Phòng kháo nhau về một quán ăn đặc biệt nằm trên đường quốc lộ 5 cách Hải Phòng vài chục cây số. Đây là một quán ăn bình dân, giá cả phải chăng và đồ ăn rất ngon. Điều lạ là thái độ phục vụ của chủ quán. Khi khách hàng vào gọi nhiều món quá so với số lượng người có mặt, chủ quán thường ra ngăn lại, nói chuyện nhẹ nhàng gợi ý không nên gọi quá nhiều đồ, ăn không hết sẽ gây lãng phí. Nếu khách hàng cứ khăng khăng gọi thêm, chủ quán cũng nhất định không làm. Nhiều khách hàng thích đồ ăn ngon ở quán, muốn gọi thêm nữa nhà hàng cũng từ chối phục vụ, gợi ý cho khách hàng không nên ăn quá nhiều một món mà hãy nếm thử một món khác của nhà hàng.
Với cách phục vụ này, quán lúc nào cũng đông khách. Ai đã ăn ở quán một lần đều muốn quay lại. Chính vì vậy mà việc làm ăm của quán ngày càng phát đạt.
* Cách thức áp dụng kế sách trong ví dụ
Quán ăn nhỏ nhưng chủ quán lại có nghệ thuật kinh doanh tuyệt vời. Khách hàng vào quán không được thỏa mãn mọi ý thích của mình nhưng lại được thưởng thức các món ăn ngon. Điều quan trọng hơn là khách hàng cảm nhận được sự quan tâm của nhà hàng đến quyền lợi của chính họ. Đây cũng là một ví dụ về nghệ thuật kinh doanh trong đó người kinh doanh phải biết dừng đúng lúc, biết từ chối để không lâm vào tình trạng do phát triển quá nhanh, quá đông khách hàng mà chất lượng phục vụ kém đi, đẫn đến thất bại.
6. Dùng trước, mua sau
Hiện nay, có khá nhiều nhà sản xuất và phân phối sản phẩm tại Việt Nam đang áp dụng phương pháp khá đặc biệt gọi là 'dùng trước, mua sau'.

Ví dụ như Doanh nghiệp điện tử - điện lạnh Nguyễn Kim ở TP HCM đã cho khách hàng dùng thử sản phẩm trong 3 ngày mà không phải chi trả bất cứ một phụ phí nào, nếu không thích hoàn toàn có thể trả lại. Và chỉ một tuần sau, số khách hàng đến mua sắm tại trung tâm đã tăng 15-20%. Khách hàng đã nhớ đến Nguyễn Kim như là một trong những nơi cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất.
Tương tự, siêu thị nội thất gia đình Nhà Xinh của công ty kiến trúc AA áp dụng hình thức cho dùng thử sản phẩm trong vòng 7 ngày. Khách hàng được tư vấn hết sức chu đáo nên chọn sản phẩm nào phù hợp nhất với không gian căn nhà của mình, bố trí nội thất ra sao, được chuyên chở đồ miễn phí kể cả sau thời gian đã dùng thử mà không mua nữa.
Phương thức kinh doanh 'dùng trước mua sau' đã được áp dụng khá rộng rãi trên thế giới, ở Việt Nam phương pháp này cũng đã tác động tích cực đến hành vi mua sắm của khách hàng.
*Cách thức áp dụng kế sách:
Để cho khách hàng dùng thử sản phẩm vô điều kiện, nếu thích thì mua, không thích thì trả lại tức là đã khéo dùng mưu 'thả' cho khách hàng có cảm tự do, thoải mái, không ràng buộc. Vì thế mà khách sẽ có ấn tượng tốt đẹp và tự nguyện quay trở lại mua hàng, như vậy nhà sản xuất đã đạt được mục đích 'bắt' của mình.

Biến khách thành chủ

Biến khách thành chủ

11:29 PM |
Kế sách "Biến khách thành chủ" là kế sách thứ hai trong nhóm kế sách " Tâm lý kinh doanh"


KẾ 02: BIẾN KHÁCH THÀNH CHỦ
1. Câu chuyện xuất xứ
Thỏ trắng và thỏ nâu là hàng xóm láng giềng của nhau, đều làm chủ những cánh đồng trồng cà rốt rất rộng nhưng lại ở xa nhà. Hàng năm khi cánh đồng đã đỏ ươm các luống cà rốt tươi tốt thì chúng phải ra cánh đồng canh giữ và trông nom việc thu hoạch mất vài tháng trời.
Nhưng mỗi lần trở về nhà, chúng rất bực mình vì khi vắng chủ, lũ chuột bẩn thỉu ở xung quanh kéo đến quấy phá, lục tung nhà cửa, phá phách đồ đạc, lục lọi và đánh chén tất cả những gì có trong chạn đựng thức ăn... Cả hai bèn tìm cách đối phó và... đều nghĩ đến thỏ Xám.
Thỏ Xám sống ở quả đồi bên cạnh vẫn ngỏ ý thích cùng gia đình có dịp sang quả đồi nơi ở của Thỏ Trắng và Thỏ Nâu thăm thú vì nơi đây quả là cảnh vật rất ngoạn mục. Mùa thu hoạch năm nay, cả thỏ Trắng và Nâu quyết định ngỏ lời mời thỏ Xám sang chơi, ở tại hai ngôi nhà của chúng trong những ngày chúng phải vắng nhà để lo thu hoạch cà rốt.
Thỏ Xám vui vẻ nhận lời và đem cả gia đình sang quả đồi của Thỏ Nâu và Thỏ trắng. Thấy ngôi nhà của thỏ Nâu to rộng hơn, thỏ Xám quyết định sẽ chọn làm nơi mở một bữa tiệc vui. Nhưng khốn nỗi , thỏ Nâu vốn khó tính muốn có người trông nom nhà cửa nhưng lại không muốn kẻ khác đụng chạm vào những vật dụng trong nhà nên chỗ nào nó cũng dán những tờ giấy có dòng chữ ' Đề nghị giữ gìn đồ đạc', 'Xin đừng thay đổi vị trí vật dụng trong nhà'... hay 'không sờ vào' cái này, cái nọ... Rõ ràng sinh hoạt ở đây sẽ thật gò bó mất cả thú vui của gia đình thỏ Xám.
Trong khi đó, ngôi nhà của thỏ Trắng tuy có hẹp nhỏ hơn nhưng chủ nhân lại rất vui vẻ cho phép thỏ Xám muốn làm gì cũng đuợc miễn sao có những ngày nghỉ thật là thoải mái và lý thú...
Sau vụ thu hoạch trở về, ngôi nhà thỏ Nâu vẫn đượm vẻ giá lạnh, tuy lũ chuột không đến phá phách nhưng nhà cửa mốc thếch và vì không được trông nom nên có phần xuống cấp.
Trong khi đó, ngôi nhà của thỏ Trắng trở nên đẹp hơn trớc vì trong những ngày sống thoải mái ở nơi đây, gia đình Thỏ Nâu đã sang sửa lại những gì bị hỏng, lại còn sơn quét lại khiến ngôi nhà mang đầy sức sống...
Qua năm sau cả thỏ Trắng và Nâu đều ngỏ lời mời thỏ Xám sang tá túc ở nhà mình trong thời gian thu hoạch cà rốt. Với thỏ Nâu thì thỏ Xám khéo léo chối từ. Nhưng với thỏ Trắng thì lời mời chưa tới, thỏ Xám đã bắn tin rằng từ nay, năm nào gia đình mình cũng xin được sang ở nhờ và trông nom ngôi nhà của Thỏ Trắng...
2 . Cốt lõi kế sách
Trong cuộc sống, sở thích bản năng của con người là được làm theo ý mình. Nếu ai biết khéo khéo léo tạo được cho đối tác của mình cảm giác thế chủ động, biến họ từ vị trí khách thành chủ thì sẽ đạt được sự ủng hộ của họ.
3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh:
Người kinh doanh luôn phải tâm niệm 'Khách hàng là thượng đế'. Doanh nghiệp nào biết khéo léo đem đến cho khách hàng cảm giác đầy đủ về quyền làm chủ hành vi mua hàng của mình, tạo cho họ cảm xúc trọn vẹn trong mua sắm thì sẽ thành công ngoài sức tưởng tượng.
MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH
1. Cách thức trả tiền lạ lùng của quán ăn Primex
Ở London có một cửa hàng tên là Primex quy mô không lớn, mỗi lần chỉ có thể đón tiếp khoảng 20-30 khách. Vẻ ngoài cửa hàng không sang trọng nhưng sạch sẽ, lịch sự. Tuy nhiên nó rất nổi tiếng, ngay cả đài truyền hình BBC của Anh cũng đã từng giới thiệu nó. Cửa hàng ăn Primex có một cách kinh doanh độc nhất vô nhị trên thế giới. Đó là: sau khi ăn xong khách có thể tùy ý trả tiền theo cảm nhận của mình về độ ngon của thức ăn.
Thật ngạc nhiên là dù không có bảng giá nhưng phần lớn khách hàng đều trả đúng giá trị của thức ăn, thậm chí là trả cao hơn và cá biệt mới có người trả thấp hơn giá thực. Vì thế, cửa hàng chẳng những không bị lỗ vốn mà còn kiếm được rất nhiều tiền và khách hàng đến đây mỗi ngày một đông.
*Cách thức áp dụng kế sách:
Quán ăn Primex nổi tiếng và được yêu mến vì đã kinh doanh theo phương châm để khách trả tiền tùy theo lương tâm của mình. Cách làm này đã khiến cho thực khách luôn cảm thấy mình được quyền làm chủ tuyệt đối, được tin cậy, coi trọng, được toàn quyền quyết định giá cả theo đúng chất lượng của món ăn. Có lẽ cũng chính vì cảm thấy thoải mái mà thực khách không ngần ngại trả tiền cao hơn giá trị thực của món ăn.
2. Dụng cụ gia đình tự lắp ráp
Công ty IKEA của Thụy Điển thành lập từ những năm 40 của thế kỷ 20 chuyên kinh doanh các mặt hàng gia dụng. Đến nay nó đã có gần 100 cửa hàng ở khắp nơi trên thế giới và là một trong những công ty phát triển nhanh nhất châu Âu, doanh thu mỗi năm khoảng 1,7 tỷ đô la.
Cách thức kinh doanh của công ty IKEA rất đặc biệt: dụng cụ gia đình không được bán dưới dạng thành phẩm mà được bán dưới hình thức từng bộ phận riêng lẻ, người mua sẽ căn cứ vào bản vẽ lắp ráp, sử dụng tuanơvit và clê đặc biệt do IKEA cung cấp để tự lắp ráp thành bộ dụng cụ gia đình vừa ý. Cách làm khác biệt này không chỉ gặt hái thành công tại châu Âu mà còn cả ở Mỹ. Chỉ tính riêng ở thị trường Mỹ, năm đầu tiên IKEA đã đạt doanh thu 40 triệu đô la.
Việc bán các chi tiết dụng cụ gia đình vừa giúp người mua tiết kiệm được 30% giá tiền so với mua thành phẩm, vừa giúp công ty giảm được phí vận chuyển, phí lưu kho và phí lắp ráp. Đồng thời, công ty còn có nguồn thu thêm từ việc bán tuanơvit, clê, búa,...cho khách hàng.
*Cách thức áp dụng kế sách:
Sự thành công của IKEA không chỉ nằm ở việc giúp khách hàng tiết kiệm tiền mà cốt lõi nằm chỗ họ đã hiểu rất rõ rằng mỗi người có sở thích, thói quen riêng và đều muốn được tự giải quyết vấn đề của mình theo cách tối ưu nhất. Hiểu đúng tâm lý, IKEA đã đưa ra cách bán hàng độc đáo, để cho khách hàng được quyền lựa chọn từng bộ phận của hàng hóa, được tự tay lắp ráp đúng với ý thích của mình nhất, có được cảm giác thỏa mãn với những thứ do tay mình làm ra. Và đương nhiên công ty đã gặt hái được thành công lớn.
3. Ở bệnh viện thoải mái như ở nhà!
Ở bang Seatle nước Mỹ có một bệnh viện tên là Virginia Mason. Nó được tin tưởng và yêu mến không chỉ bởi chất lượng khám chữa bệnh hiệu quả mà còn bởi một lý do khác quan trọng hơn, đó là khi đến đây mọi người đều có cảm giác như đang sống trong chính ngôi nhà của mình.
Để thực hiện được phương châm 'khách hàng là thượng đế', giám đốc điều hành của bệnh viện đã lặn lội sang tận nước Nhật để học cách quản lý từ tập đoàn Toyota và đã đạt được hiệu quả không ngờ. Đầu tiên, ông cho cắt giảm chỉ còn 350 giường bệnh, giải phóng được trên 100m2 không gian, như vậy sẽ giảm tỷ lệ nhiễm trùng cho bệnh nhân và nâng cao được dịch vụ chăm sóc, tạo không gian thông thoáng cho bệnh viện.
Nhằm giúp người bệnh có được cảm giác thoải mái chẳng khác ở nhà, bệnh viện Virginia Mason đã kết hợp phương pháp trị liệu Đông – Tây y rất thú vị cho người bệnh như: ngồi thiền trước dòng suối hay các vùng sinh thái tươi đẹp, hoặc ngồi bên các quán cà phê Internet để thư giãn... Phương pháp này đã khiến cho bệnh nhân như được sống lại những khoảnh khắc hạnh phúc nhất của đời người và quên đi cảm giác đau đớn, bi quan rằng mình đang là người có bệnh. Nhiều bệnh nhân ung thư thừa nhận rằng, sau khi được điều trị bằng các phương pháp trên, họ trở nên khoẻ mạnh hơn nhờ không bị tra tấn... vì tiêm, đồng thời không gian thông thoáng tạo điều kiện cho họ được đi lại nhiều hơn nên cảm thấy vô cùng thoải mái và dễ chịu. Nhờ thế, mỗi năm bệnh viện đã thu thêm được 200.000 đôla lợi nhuận.
*Cách thức áp dụng kế sách:
- Khi mắc bệnh người ta bắt buộc phải tới bệnh viện chữa trị, song thường thì không bệnh nhân nào thích ở đó lâu vì nhiều lý do: chất lượng phục vụ kém, không gian chật chội, tâm lý lo sợ đau đớn,...
- Với phương châm phục vụ 'khách hàng là thượng đế', bệnh viện Virginia Mason đã không ngần ngại ra nước ngoài học hỏi, mạnh dạn cắt giảm số giường bệnh để tập trung nâng cao chất lượng phục vụ. Đồng thời họ chủ động tạo ra không gian sinh hoạt trong lành, tìm tòi nhiều phương pháp chữa bệnh mới thân thiện hiệu quả. Vì thế người bệnh không còn cảm giác đang phải đối phó với bệnh tật hiểm nghèo mà là tận hưởng những ngày nghỉ ngơi thú vị, được tắm suối nước nóng, được uống cà phê, vào internet,...Như vậy, hiệu quả chữa bệnh sẽ cao hơn, đồng thời nhiều người bệnh tin tưởng gửi gắm cuộc sống của mình cho bệnh viện Virginia Mason hơn.
4. Chiều khách kiểu người nhà
Khách sạn Ritz-Carlton ở San Francisco (Mỹ) là một trong những khách sạn nổi tiếng bậc nhất thế giới không chỉ bởi sự sang trọng mà còn bởi cách thức phục vụ chu đáo đến hoàn hảo.
Tất cả các nhân viên của khách sạn được ví như những phóng viên thực thụ. Với những du khách đặt phòng trước, họ sẽ gọi điện cho khách, trợ lý của khách hoặc các hãng du lịch lữ hành để hỏi về các sở thích cũng như các thú vui của họ. Ngay khi du khách đặt chân đến khách sạn, nhân viên lễ tân sẽ khéo léo gợi chuyện để dò hỏi xem khách thích nói chuyện ngắn gọn hay thích tán gẫu; nhân viên dọn phòng sẽ để ý loại thuốc đánh răng và bọt cạo râu mà khách ưa dùng; nhân viên bảo vệ sẽ để ý thời gian khách đi về và chào khách bằng chính tên riêng của họ mỗi lần ra vào cửa;... Chỉ cần biết thông tin rằng đôi vợ chồng mới tới chuẩn bị đi bát phố, một danh sách các điểm đến, lối đi và phương tiện giao thông cùng những khuyến nghị bổ ích sẽ được để sẵn trên bàn trong phòng họ. Nếu hôm sau họ muốn đi dã ngoại ở ngoại ô, đồ ăn nhanh, lều bạt, thuyền bơi, cần câu cá và những trang thiết bị cần thiết sẽ được chuẩn bị sẵn sàng, dù cách đó 1 giờ, khách sạn chưa hề sắm những đồ dùng kiểu đó. Thậm chí khách sạn còn sử dụng các phần mềm tối tân để theo dõi những diễn biến tình cảm và sở thích, thói quen của khách hàng. Vì thế mọi dịch vụ của khách sạn Ritz-Carlton đều được đánh giá là hoàn hảo.
Do đó, tất cả du khách đã đến đây đều có cảm giác mình là một 'thượng đế' thực sự và nhiều người đã trở lại khách sạn để có cơ hội được làm 'thượng đế' nhiều lần nữa.
*Cách thức áp dụng kế sách:
- Xưa nay, khách sạn chỉ là nơi ở tạm cho những người xa nhà, và mọi người luôn tâm niệm rằng không đâu bằng nhà của mình.
- Khách sạn Ritz-Carlton đã sáng tạo trong cách phục vụ, đó là biến khách sạn thành nhà của mọi du khách. Họ luôn tạo cho du khách cảm giác đang ở trong chính ngôi nhà quen thuộc của mình, mọi thứ đều thuận tiện, đầy đủ, đúng với sở thích, thậm chí mọi yêu cầu chưa nói ra đã được đáp ứng ngay lập tức. Du khách luôn nhận được sự quan tâm và phục vụ chu đáo tới mức không ngờ từ nhân viên phục vụ nên không có gì lạ khi khách sạn Ritz-Carlton giữ chân được du khách ở lại dài ngày hơn và quay lại đây nhiều lần.
5. Mô hình tự lắp ráp máy tính xách tay
Công ty TNHH G.C.C. là nhà phân phối chính thức của các hãng Intel và MSI tại thị trường Việt Nam. Tháng 8 năm 2005, công ty G.C.C tung vào thị trường các dòng máy tính xách tay thương hiệu Genuine lắp ráp tại Việt Nam .
Điều đặc biệt khi mua máy tính xách tay hiệu này, thay vì mua máy tính nguyên chiếc với cấu hình đã được nhà sản xuất lựa chọn sẵn, khách hàng có thể tự lựa chọn cấu hình theo yêu cầu và tự lắp ráp luôn một chiếc máy cho mình. Người dùng có thể yêu cầu thay đổi cấu hình của máy theo yêu cầu công việc của mình. Chẳng hạn người mua có thể yêu cầu thay đổi về tốc độ xử lý (CPU), dung lượng bộ nhớ (RAM), khả năng lưu trữ (HDD), card mạng không dây, v.v.... Ngoài ra, người tiêu dùng có thể tuỳ chọn các cấu hình cho máy và đặt hàng thông qua hệ thống đại lý hoặc qua trang web trực tuyến.Việc cung cấp sản phẩm và giao hàng sẽ được thực hiện thông qua các đại lý gần nhất.
Đây được coi là một trong những dự án ' Lắp ráp theo đơn hàng' lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Sau khi dự án này ra đời đã được sự hưởng ứng của khách hàng .Qua một năm thực hiện đã gặt hái được những thành công đáng kể.
* Cách thức áp dụng kế sách trong ví dụ
Công ty G.C.C đã rất linh hoạt khi sử dụng hình thức khách hàng tự lắp ráp máy tính xách tay cho mình. Đối với hàng hóa mang tính công nghệ cao với nhiều linh kiện như máy tính nói chung và máy tính xách tay nói riêng, khách hàng thường phải phụ thuộc vào sự lắp đặt sẵn của các nhà sản xuất. Khi đưa ra thị trường mô hình 'tự lắp ráp' cho máy tính xách tay, công ty G.C.C đã áp dụng được cách thức 'biến khách thành chủ', để khách hàng tự chọn cấu hình máy tính phù hợp với mình, với nhu cầu sử dụng của mình và với chi phí hợp lý. Nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng là muốn tự tay mình lắp ráp, lựa chọn các linh kiện để tạo một chiếc máy tính phù hợp, sử dụng thành quả của mình, đáp ứng trọn vẹn những nhu cầu riêng có.
6. Nhà sách tự chọn đầu tiên của Việt Nam
Nhà sách Sài Gòn, 60 – 62 Lê Lợi, Q.1 là một trong những nhà sách lớn và được rất nhiều người dân TPCHM yêu thích. Những đầu sách ở đây được lựa chọn kỹ càng và phong phú, người mua được thỏa sức lựa chọn. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng bí quyết thành công của nó là do áp dụng một phương thức kinh doanh độc đáo vào loại sớm nhất ở Việt Nam, đó là hình thức nhà sách tự chọn.
Chủ nhân của nhà sách là ông Nguyễn Hùng Trương. Với lòng đam mê sách, năm 1952 ông Trương đã mở một hiệu sách nhỏ tại số 62 đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi) và đặt tên là nhà sách Khai Trí (sau đổi tên thành nhà sách Sài Gòn). Điều đặc biệt nhất của nhà sách này là bán hàng theo kiểu tự chọn, khách có thể đứng đọc tại chỗ hàng giờ rồi đi ra mà không phải mua. Nữ nhân viên bán hàng mặc đồng phục, lúc nào cũng vui vẻ ân cần, trông nom một cách kín đáo... Hình thức kinh doanh mới mẻ và độc đáo của nhà sách Khai Trí trong thời điểm đó ngay lập tức được khách hàng ủng hộ. Việc kinh doanh sách của ông Trương trở nên phát đạt. Nhờ vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn nhà sách đã mở rộng được thêm 2 căn liền kề nhau với nhiều tầng lầu.
*Cách thức áp dụng kế sách
Trước đây, khách hàng mua sách chỉ có thể xem qua loa bìa sách và quyết định mua hay không chứ không có quyền đọc qua nội dung của nó trước, do vậy nhiều khi mua sách về rồi mới biết rằng cuốn sách ấy không hữu dụng cho mình. Nhà sách Khai Trí với phương châm 'biến khách thành chủ' đã tiên phong áp dụng hình thức tự chọn, cho phép khách hàng thoải mái đọc trước khi quyết định mua, như vậy số tiền mà khách hàng bỏ ra sẽ thực sự hữu ích, thậm chí đọc xong không mua mà vẫn nhận được sự phục vụ chu đáo ân cần. Điều này đã khiến cho khách hàng cảm thấy vô cùng thoải mái, được tôn trọng, được quyền làm chủ hành vi mua hàng của mình, do vậy họ rất thích đến và mua sách ở đây, giúp cho hoạt động kinh doanh của nhà sách ngày càng phát đạt.

Ngầm vượt tiểu lộ

Ngầm vượt tiểu lộ

11:28 PM |
Kế sách "Ngầm vượt tiểu lộ" là kế sách thứ ba trong nhóm kế sách "Tâm lý kinh doanh"


KẾ 03: NGẦM VƯỢT TIỂU LỘ
1. Câu chuyện xuất xứ
Có một người họ Hoà nổi tiếng về nghề chuốt ngọc luôn tự hào vì sở hữu những viên ngọc quý nhất trần đời và nhất là viên ngọc ánh lên bóng dáng đầu rồng.
Chuyện kể rằng, có một năm, nhà vua lâm bệnh nặng đã chữa trị bằng mọi cách mà không thuyên giảm. Có một ngày nhà vua được thần linh báo mộng rằng phải kiếm được viên ngọc đầu rồng của nhà họ Hoà kia đeo vào người thì khắc khỏi bệnh. Nhà vua bèn ban chiếu lệnh cho họ Hoà được cung tiến viên ngọc quý kia.
Đường từ nhà họ Hoà đến kinh đô phải qua một vùng hiểm địa chấn giữ con đường sông độc đạo, nơi có một toán cướp khét tiếng là không ai qua đó mà thoát nổi. Nghe biết việc viên ngọc quý tiến vua thế nào cũng phải đi qua khúc sông hiểm này, tên tướng cướp cho quân phục sẵn, lại cho người đi tận đến nơi họ Hoà ở để theo dõi.
Họ Hoà biết việc đem ngọc lên kinh đô thế nào cũng bị cướp nên vô cùng lo lắng. Cuối cùng, lão bộc thân tín của nhà họ Hoà nghĩ ra một kế hay cho chủ. Họ Hoà sai gia nhân đi khắp nơi mua gỗ để đóng một chiếc thuyền thật lớn và kiên cố để chuyên chở và bảo vệ viên ngọc. Việc đóng con thuyền lớn này kéo dài từ ngày này sang ngày khác khiến cả vùng đều ồn ào bàn tán. Tên tướng cướp không dời mắt theo dõi việc đóng thuyền và chuẩn bị phương cách để cướp bằng được viên ngọc một khi con thuyền đi qua khúc sông chúng mai phục.
Việc đóng tàu thấy cứ kéo dài mãi mà chưa xong. Viên tướng cướp sốt ruột tự mình đến do thám nhà họ Hoàng, thì bỗng thấy trong nhà đèn hoa sáng rực, tiệc tùng linh đình, nhìn ra thì thợ thuyền cũng bỏ con thuyền đang đóng dở để vào đánh chén. Té ra nhà họ Hoà đang tổ chức lễ tiệc vua ban khen cho việc đã cúng tiến kịp thời viên ngọc quý giúp vua thoát bệnh hiểm nghèo.
Đến lúc này, viên tướng cướp mới vỡ lẽ ra rằng, chính vào giữa lúc mọi người đang chú ý theo dõi việc đóng thuyền thì nhà họ Hoà đã sai người dắt viên ngọc quý lẩn theo con đường mòn nhỏ để dâng vua khiến tên tướng cướp không hề hay biết mà cứ đinh ninh chuẩn bị việc đánh chiếm con thuyền.
2. Cốt lõi kế sách
Cốt lõi của kế sách này là về nghệ thuật nghi binh đồng thời tiếp cận mục tiêu theo phương thức mà đối phương không ngờ để giành được chiến thắng.
3. Ý nghĩa vận dụng kế sách trong kinh doanh
Trong kinh doanh mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh là chiếm ưu thế trong cuộc chiến giành tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Trong cuộc chiến thương trường, người nào tìm được lối tiếp cận và chinh phục người tiêu dùng một cách bất ngờ, hợp lý nhất là người giành được thắng lợi.
MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH
1. Sữa tươi và bánh
Doanh nghiệp thành công nhờ đánh đúng vào tâm lý thích tiện lợi của khách hàng
Ở cố đô Kyoto, Nhật Bản có một công ty thực phẩm Otto. Sản phẩm chủ đạo của họ là sữa bò tươi.Với phương thức kinh doanh luôn đảm bảo chất lượng và đưa sữa đến tận nhà nên công ty làm ăn rất phát đạt.
Khi mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh bánh, ông chủ công ty đã sử dụng các cách thức tiếp cận khách hàng thường gặp như đăng thông tin trên báo, cho người đi chào hàng trực tiếp nhưng sự phát triển của thị trường vẫn không được như ông ta mong muốn.
Cuối cùng ông ta nghĩ ra một hình thức tiếp cận khá độc đáo. Ông cho in một tờ bìa nhỏ, thiết kế cẩn thận và đẹp, một bên để cho khách hàng đánh dấu ngày giao nhận sữa, bên cạnh in luôn in tên và giá tiền của các bánh, cùng với đơn đặt hàng có tên người đặt hàng và chỉ cần viết rõ loại bánh, số lượng bánh, thời gian đặt hàng thì công ty sẽ theo đó mà mang đến tận nơi. Tờ bìa đó được công ty đem treo lên trên mỗi bình sữa tươi, mỗi ngày theo đơn sữa mà tới mấy chục vạn gia đình.
Do công ty mỗi sáng sớm đưa sữa tới nhà nào thì cũng thu bình sữa cũ về luôn nên đơn đặt hàng đương nhiên cũng được thu về theo. Ngày hôm sau công ty đi giao sữa và giao cả bánh luôn. Khách hàng đánh dấu vào chỗ đặt sữa rồi cũng nhân tiện đặt bánh luôn. Công ty cũng tiết kiệm được chi phí vận chuyển..
Theo cách đó công ty làm ăn ngày càng phát triển, ngoài việc đặt bánh cho buổi sáng còn nhận đặt bánh sinh nhật và đặt bánh cho dịp lễ Noel. Công việc làm ăn ngày càng phát đạt.
*Cách thức áp dụng kế sách trong ví dụ 1:
- Ông chủ công ty thực phẩm ở Kyoto này đã áp dụng thành công kế ngầm vượt tiểu lộ, đánh thẳng việc thực hiện hành vi mua hàng của khách hàng. Khách hàng không cần phải lựa chọn, không có thời gian để phân vân mà khi đặt sữa thì nghiễm nhiên đặt bánh luôn.
- Sự bất ngờ của cách thức tiếp cận này ở chỗ ông Otto đã đã làm một bước tiếp cận bất ngờ, đi tắt đến nhu cầu của khách hàng, không cần thông qua quảng bá.
- Điều độc đáo hơn cả là khách hàng có sự thuận tiện, vừa đặt sữa lại vừa có bánh ngon đưa đến tận nhà.
2. Tiếp thị kiểu 'Tàu điện ngầm'
Fleur de Sante là một nhãn hiệu mỹ phẩm khá nổi tiếng ở Thụy Điển. Vào năm 2005, nhãn hiệu này mới có mặt ở thị trường Nga chưa đầy 1 năm. Liumila, phụ trách PR trong hãng quảng cáo 'Comandor', được giao tổ chức một đợt quảng cáo và xúc tiến tiêu thụ cho loại sản phẩm này.
Liudmila đã tình cờ tìm ra được một cách tiếp cận khách hàng độc đáo mà rất hiệu quả. 'Tôi đang đi trong tàu điện ngầm và thấy có ai đó lật một quyển catalogue, - Liudmila kể về quá trình hình thành ý tưởng. – Chẳng có việc gì làm, nên tôi cũng liếc xem. Tự dưng tôi có ý nghĩ là có lẽ tất cả mọi người đều đọc lén qua vai người ngồi bên cạnh, dù chuyện đó có vẻ như không hay lắm'. Thời gian trên tàu điện ngầm là thời gian rảnh rỗi nên người ta thường chăm chú vào những sự việc quanh mình. Thế là tôi nghĩ ra cách tiếp thị mới: cho mấy cô gái vào tàu điện ngầm và ngồi lật giở những cuốn catalogue của công ty. Để có hiệu ứng mạnh hơn, tôi cho thêm một người 'đối thoại' vào chỗ họ để cùng thảo luận sôi nổi về sản phẩm trong cuốn catalogue đó.
Kết quả là chỉ trong vòng 1 tuần, sau khi có gần 100 nhân viên tiếp thị liên tục 'lượn' trong các toa tàu điện ngầm Matxcova và Saint-Petersburg suốt 5 tiếng mỗi ngày, có tới 200 cuốn catalogue được phát ra và rất nhiều người đến xin làm chuyên viên tư vấn. Thậm chí nhiều người còn muốn mua mỹ phẩm ngay trong tàu điện ngầm!
*Cách thức áp dụng kế sách trong ví dụ 2:
Như vậy, với mỗi loại sản phẩm khác nhau phải có cách tiếp cận khách hàng khác nhau mới có thể thu được hiệu quả. Con đường để ngầm vượt tiểu lộ của hãng mỹ phẩm Fleur de Sante là tạo ra cách thức gây ra sự tò mò với công chúng bằng cách tiếp thị trên tàu điện ngầm. Từ nhận thức rằng mỹ phẩm là loại hàng hóa mà phương thức truyền miệng bao giờ cũng đạt hiệu quả cao nhất, hãng này đã tạo dựng lên một phương thức tiếp cận bất ngờ tại thời gian và địa điểm bất ngờ nhất, làm cho người tiêu dùng không những dễ dàng đón nhận sự quảng bá của mình. mà còn giúp truyền bá thông tin, tạo ra sức lan truyền của dư luận.
3.Tự chê mình - Bí quyết của bột dinh dưỡng Avus
Công ty bột dinh dưỡng Avus ở Thụy Sỹ trong một chiến dịch xúc tiến bán hàng đã cho đăng một bản tin như sau :
'Kính thưa các vị khách hàng: Bột dinh dưỡng Avus của công ty chúng tôi gần đây không đủ bán trên thị trường khiến nhiều người gọi điện đến chê trách. Chúng tôi xin đăng báo công khai giải thích cáo lỗi. Bột Avus không đủ bán do 3 nguyên nhân: 1. Người mua tăng lên quá nhiều. 2. Dây chuyền sản xuất của công ty quá cũ, biên độ tăng sản lượng nhỏ 3. Giám đốc bán hàng, Thomas John tự ý bán 50 tấn bột cho các đại lý để họ đem ra ngoại tỉnh bán với giá cao.
Hiện nay công ty chúng tôi đang áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật, lắp đặt máy móc mới với dây chuyền hiện đại để tăng sản lượng lên 04 lần. Ngoài ra chúng tôi đã thay thế một giám đốc bán hàng mới.'
Sau khi bản tin trên được đăng, mấy chục tấn bột Avus tồn đọng trong kho bán hết sạch. Bản tin này không hề nói gì ca ngợi về bột dinh dưỡng Avus nhưng mẹo hay là ở chỗ đã nêu ra được 2 sự thực 'Giám đốc bán hàng tự ý bán cho các đại lý với giá cao' ' Dây chuyền sản xuất không đáp ứng được nhu cầu hiện nay' như vậy ngầm báo cho người tiêu dùng biết bột Avus bán chạy lắm. Thế là người tiêu dùng từ chỗ không biết đến chỗ biết, từ chỗ có thái độ bình thản đến chỗ tích cực đi mua.
Công ty Bột Avus đã tìm ra con đường táo bạo tác động vào tâm lý ám thị của khách hàng. Người ta thường bị lôi cuốn và chịu ảnh hưởng của người khác nên thay đổi thái độ của mình. Bản tin đó bề ngoài có vẻ như một bản tự kiểm điểm, tự chê trách nhưng lại có hiệu quả quảng bá kỳ diệu.
*Cách thức áp dụng kế sách:
- Bản tin tự chê mình là một cách thức nghi binh, cũng giống như việc loan tin đóng một con thuyền để chở ngọc quý. Trên thực tế đó chính là một cách quảng bá hữu hiệu về công ty.
- Con đường kín đáo và bất ngờ mà Avus sử dụng là thông qua bản tin độc đáo, ngầm báo cho khách hàng biết bột Avus bán chạy lắm. Avus đã biết đánh vào tâm lý ám thị của khách hàng. Người ta thường bị lôi cuốn và chịu ảnh hưởng của người khác nên thay đổi thái độ của mình
- Cách thức này thành thành công bởi vì khách hàng - người được tiếp nhận thông tin đó một cách tự nhiên, không mang tính quảng cáo nên càng dễ dàng đi vào tiềm thức của người tiêu dùng.
4. Howard Schultz - Ông chủ thương hiệu Starbucks

Starbucks được đánh giá là một thương hiệu quốc tế danh giá không kém gì Cocacola hay Mc Donald. Thành công tuyệt vời của Starbucks có được không phải là do chất lượng ngon hơn của cà phê, mà một trong những bí quyết thành công của thương hiệu này nhờ tài năng marketing kỳ diệu của ông Chủ tịch Howard Schultz.
Tại khu vực sân bay hay tại các trung tâm tài chính, các trung tâm thương mại nổi tiếng thì cà phê Starbucks là một quán bar sang trọng. Trong nhận thức của các khách hàng có thế mới phù hợp, mới 'môn đăng hộ đối' với các doanh nhân, các ông chủ và các nhà quản lý cấp cao. Những người này luôn tìm thấy ở cà phê Starbucks nơi thích hợp để đàm phán, hay thư giãn trên chiếc salông để đọc sách bên ly cà phê.
Thế nhưng tại các siêu thị, bến tàu, trường đại học hay khu du lịch đông người thì Howard Schultz lại có những cà phê Starbucks rất bình dân. Ở đây không có những chiếc chén sứ sang trọng hay ly thủy tinh sáng bóng. Thay vào đó người ta lại thấy những chiếc cốc, đồ dùng bằng giấy carton hay bằng nhựa mỏng 'rất tiện lợi kiểu Mỹ' như bất kỳ tại một của hàng ăn nhanh nào.
Cùng là cà phê Starbucks nhưng Howard Schultz rất sáng tạo và đã nghĩ ra một lối bất ngờ để đánh vào tiềm thức người tiêu dùng khi thiết kế quán cà phê của mình, tạo cho họ cảm giác về thương hiệu và về giá trị khi họ tiêu dùng sản phẩm của mình.
*Cách thức áp dụng kế sách trong ví dụ 4:
- Lý do Starbucks thiết kế các cửa hàng của mình theo hai phong cách hoàn toàn khác nhau, thậm chí là đối lập: đó chính là những phong cách tiêu dùng mà Starbucks muốn xây dựng cho từng loại đối tượng khách hàng khác nhau. Nhưng trên thực tế nó lại chung một mục đích: đánh thẳng vào tiềm thức của người tiêu dùng.
- Ngoài những giá trị tiêu dùng mà sản phẩm đem lại, khách hàng còn luôn luôn chú ý đến giá trị mà sự nổi tiếng của thương hiệu đem lại cho họ khi lựa chọn tiêu dùng sản phẩm đó. Trong ví dụ này Starbucks đã hiểu rất rõ và từ đó tìm ra được lối tiếp cận bất ngờ đến tiềm thức người tiêu dùng.
5. Câu chuyện của chị Chín
Trên đường Lý Tự Trọng TP HCM có một chị tên là Chín, bán cà phê cóc trên vỉa hè̀, gần công ty tôi làm việc, việc buôn bán chỉ cầm chừng. Mặc dù xung quanh đó có nhiều cơ quan , nhưng có những quán cà phê dầu tư nhiều hơṇ , quán đẹp hơn và giá cũng không cao nên cũng có sự cạnh tranh ' khốc liệt ' . Khổ một cái là giá cả chất lượng đều 'quán cóc' như nhau .
Tới một ngày, mọi người trong cơ quan rất ngạc nhiên là quán cóc của chị̣ không biết bằng cách nào mà lại có một số điện thoại, và chị thông báo số điện thoại đấy trong cơ quan đều biết. Kể từ đấy, việc gọi nước của mọi người đỡ vất vả hơn vì có phương tiện hỗ trợ̣. Chưa hết, Công ty tôi có khaỏn 120 người làm việc, Không hiểu sao mà chị có danh sách và ngày sinh nhật. Cứ thế chị tiếp thị đến từng người. Khi sinh nhật của một ai đó, dưới sự tiếp thị của chị, người đó luôn vui vẻ mời mọi người trong cơ quan một chầu nước và chị sẽ phục vụ từng người với từng loại nước.
*Cách thức áp dụng kế sách trong ví dụ 5:
Chị Chín đã ngầm vượt tiểu lộ khi xây dựng một con đường nhỏ nhưng lại dẫn thẳng đến hành vi mua hàng của khách hàng. Một số điện thoại để tăng khả năng khách hàng tiếp cận mình, sự xuất hiện đúng lúc và gợi mở nhu cầu của khách hàng là những hành động để xây dựng lên con đường đó.
Như vậy, kế sách 'Ngầm vượt tiểu lộ' không chỉ phát huy tác dụng với các doanh nghiệp lớn mà nó rất hữu dụng đối với cả những người làm ăn nhỏ, đặc biệt những người làm ăn nhỏ càng dễ áp dụng kế sách này hơn do lợi thế là có thể quan tâm và tiếp cận đến từng khách hàng một. Vì thế, tùy quy mô kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh cũng như đối tượng khách hàng cụ thể mà áp dụng cách thức tiếp cận rất khác nhau sao cho khai thác linh hoạt nhất ý nghĩa kế sách này.
6. Chiếm lĩnh thị trường nhờ giải pháp ưu việt
Trên thị trường cả nước hiện nay, các sản phẩm máy nông nghiệp mang nhãn hiệu Veam của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam được bán rất chạy. Kết quả này có được là do tổng công ty đã thắng lợi trong cuộc cạnh tranh giành khu vực thị trường nông thôn trong nước trước hàng Trung Quốc.
Trước đây, các sản phẩm máy nông nghiệp sử dụng động cơ Diesel do tổng công ty sản xuất tuy chất lượng tốt nhưng vẫn không thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Máy nông nghiệp của Trung Quốc chất lượng không đồng đều, không có các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng thay thế phụ tùng đi kèm nhưng vẫn được tiêu thụ mạnh bởi nguyên nhân duy nhất là giá rẻ.
Nắm được điểm mấu chốt để giành lại người tiêu dùng, tổng công ty đã nghĩ ra một cách tiếp cận hết sức linh hoạt Trước hết, lãnh đạo Veam đến từng tỉnh, gặp trực tiếp lãnh đạo các tỉnh đề nghị họ cùng thực hiện chương trình bán máy trả góp cho dân, theo phương thức người mua trả trước 30% số tiền, 70% còn lại vay của ngân hàng và trả dần, lãi vay được hỗ trợ bằng ngân sách của tỉnh. Bên cạnh đó Veam cũng tổ chức xây dựng các trạm bảo hành bảo dưỡng tại các địa phương và tổ chức giới thiệu, hướng dẫn sử dụng máy đến từng xã. Như vậy, tính về lâu dài, người nông dân sẽ tiết kiệm được số tiền rất lớn do dùng sản phẩm chất lượng tốt, ít phải sửa chữa thay thế, tiền mua máy có thể vay với lãi suất thấp và trả góp trong thời gian dài. Những việc làm này đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo bà con nông dân trên cả nước. Cách tiếp cận của công ty Veam vừa đem đến lợi ích mà bà con nông dân có thể nhìn thấy ngay được vừa kín đáo xây dựng thương hiệu cho mình.
*Cách thức áp dụng kế sách:
Xuất phát từ việc người nông dân bao giờ cũng có tâm lý muốn nhìn tận mắt những lợi ích mà sản phẩm có thể đem lại cho họ. Hơn nữa họ luôn tin tưởng vào những sản phẩm có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam không chỉ tìm ra được con đường tiểu lộ tiếp cận thị trường nông thôn mà còn đưa ra được giải pháp ưu việt giúp cho người nông dân tiết kiệm tiền, đây là điều mà hàng Trung Quốc không thể làm được, vì vậy đã giành lại được khách hàng trọng tâm, thúc đẩy sự tăng trưởng của mình.